Bài cuối: Xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ
Mục tiêu quan trọng nhất của việc tinh giản biên chế (TGBC) theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,ảnbiênchếnângcaochấtlượngđộingũcánbộcosta rica đấu với panama công chức, viên chức (CBCCVC), thu hút người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước; tinh gọn bộ máy tổ chức để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ nhân dân.
Cán bộ Trung tâm Hành chính công tỉnh tận tình hướng dẫn người dân, xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Ảnh: H.VĂN
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Thực hiện Kế hoạch số 81 của Tỉnh ủy và Chỉ thị số 15, Kế hoạch số 3396 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Nghị định số 26/2015/NĐ-CP, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, trong thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, tập huấn để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho đội ngũ CBCCVC và nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu của công tác TGBC. Qua đó, nâng cao trách nhiệm trong nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành, nhất là nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Từng CBCCVC nâng cao trách nhiệm cá nhân của mình trong hoạt động chuyên môn, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, tự học tập, nghiên cứu, góp phần xây dựng bộ máy tổ chức đồng bộ, tinh gọn phục vụ nhân dân.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục “Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị quán triệt, tập huấn để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đội ngũ CBCCVC và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu của công tác TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC. Qua đó, nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi CBCCVC của hệ thống chính trị; đồng thời tạo sự đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương quan trọng này”. (Trích Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17-4- 2015 của Bộ Chính trị) |
Tại cuộc họp chỉ đạo, góp ý Đề án TGBC của tỉnh giai đoạn 2015-2021 theo Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, Thường trực Tỉnh ủy đã lưu ý trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị khi thực hiện chính sách TGBC, trong đó nhấn mạnh đến công tác rà soát CBCCVC theo tinh thần công tâm, khách quan, dân chủ; quan tâm công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBCCVC. Trong quá trình thực hiện chính sách TGBC, Thường trực Tỉnh ủy lưu ý thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo từng giai đoạn, bao gồm cả đào tạo mới, đào tạo lại đáp ứng yêu cầu cơ cấu ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định đối với CBCCVC; lưu ý thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách TGBC thường xuyên, xây dựng kế hoạch rõ ràng, làm thực chất, quyết tâm cao, bài bản, hợp lý và khoa học theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị; đồng thời quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC.
Theo đó, Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện đề án TGBC đối với các cơ quan khối Nhà nước. Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, đoàn thể triển khai thực hiện đề án TGBC; bảo đảm thực hiện TGBC hàng năm đạt từ 1,5 - 2%, trong đó chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGBC. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các địa phương, Thường trực Tỉnh ủy lưu ý người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp triển khai thực hiện tốt đề án TGBC.
Nâng chất công tác cán bộ
Mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chính sách TGBC là cơ cấu lại bộ máy tổ chức tinh gọn, nâng chất công tác cán bộ, tạo điều kiện cho người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng nhanh của tỉnh. Do vậy, yêu cầu TGBC là điều tất yếu, khách quan. Đồng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã yêu cầu cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và hội nhập quốc tế. Công tác triển khai thực hiện TGBC phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, đúng quy định; bảo đảm đạt được mục tiêu và hiệu quả, kết quả của công tác TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC.
“Nếu địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện được tỷ lệ TGBC theo kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo quy định của Đảng, Nhà nước”. (Trích Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị) |
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã yêu cầu các cấp ủy Đảng thông qua việc thực hiện đề án, chú trọng xây dựng đội ngũ CBCCVC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, tiến tới xây dựng Bình Dương trở thành thành phố thông minh. Trong quá trình thực hiện chính sách TGBC phải coi trọng công tác đánh giá cán bộ, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ CBCCVC đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, góp phần xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền phục vụ vì lợi ích nhân dân.
Nhiều điểm mới trong đề án TGBC
Theo Đề án TGBC của tỉnh giai đoạn 2015-2021, tổng số biên chế tinh giảm trong các cơ quan, đơn vị ở tỉnh Bình Dương đến năm 2021 là 3.585 biên chế, đạt 10,79%. Trong các giải pháp TGBC lần này có một số điểm mới là trong quá trình TGBC xác định vị trí việc làm để trên cơ sở đó xác định biên chế phù hợp đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong thực hiện, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng kế hoạch TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành tổ chức chỉ đạo thực hiện. Điểm mới nữa là việc giao thẩm quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong thực hiện TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC; đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời tiến hành xã hội hóa một số lĩnh vực nhiệm vụ công, xem đây là khâu đột phá.