Tuổi thơ ê chề
Hương Thuỷ sinh ra trong gia đình phức tạp tại Hà Nội. Bố Hương Thuỷ là người duy nhất bên nhà nội không nghiện ngập. Thế nhưng sau lần lái xe gây tai nạn,ượtnghịchcảnhngườiphụnữđơnthânnhậnnuôibénặnglạal-hazm đấu với al-nassr bị mất việc, ông buồn chán tìm đến rượu chè, bài bạc.
Một mình mẹ bươn chải kiếm tiền nuôi các con nên từ nhỏ, Hương Thuỷ buộc phải già dặn hơn tuổi để tự lo cho mình.
7 tuổi phát hiện mắc bệnh gan, 9 tuổi mắc bệnh thận, Hương Thuỷ một mình thui thủi trong viện để điều trị. Ngày 2 lần, cô bé phải tự lên phòng bệnh để tiêm, đến nỗi 2 bắp tay xơ cứng, kim tiêm chọc vào còn khó.
“Một đứa trẻ mới lên 8, 9 tuổi, nằm viện một mình, bạn thử tưởng tượng xem, tủi thân lắm chứ! Bố mẹ thì luôn nói: "Con Thuỷ nó lì lắm, nó độc lập lắm", nhưng tôi đâu muốn như thế. Nhìn bạn giường bên có cha mẹ vỗ về chăm sóc, tôi thèm lắm chứ. Nhưng tôi không khóc, bởi có khóc cũng không có ai bên cạnh dỗ dành”, Hương Thuỷ nghẹn ngào.
Hồi đó gia đình Hương Thuỷ rất nghèo. Căn nhà chưa đến 10m2, được xây lên từ gian bếp mà bố cô được chia. Trong nhà chỉ có vỏn vẹn 1 cái đi văng, mỗi mùa mưa đến là cả nhà không có chỗ ngủ vì mưa dột, nước ngập khắp nhà, phải thức để tát nước cả đêm. Bàn học của cô là chiếc ghế đẩu đặt bên bậu cửa.
Hương Thủy kể, hồi nhỏ cô thích xem tivi nhưng nhà nghèo, không có tivi. Mỗi lần đến chương trình bông hoa nhỏ, hai chị em cô lại chạy sang nhà hàng xóm ghé mắt nhìn qua khe cửa xem trộm. Hàng xóm thấy chị em Hương Thuỷ, liền hắt cả cốc nước đang uống dở vào mặt. Nhưng với Hương Thuỷ, những chuyện đó chẳng là gì so với sự cay đắng, ê chề cô phải chịu khi bị quấy rối.
“Tôi có tuổi thơ như vậy đó, cay đắng, sợ hãi nhưng tuyệt nhiên không dám kể cho bố mẹ biết, một mình chịu đựng. Cuộc sống của tôi lúc đó xung quanh chỉ thấy bùn đen”, Hương Thuỷ trải lòng.
Ở tuổi 19, Hương Thuỷ kết hôn với người được cả gia đình cô đánh giá là “giỏi giang, nói tiếng Anh như gió, học hành đoàng hoàng” rồi làm mẹ ở tuổi 19. Nhưng cô không ngờ, sau đám cưới, cô lại "ăn cơm chan cùng nước mắt" vì sự cay nghiệt của mẹ chồng.
"Lúc đó tôi còn đi học, ăn bám chồng, vì vậy tôi luôn là cái gai trong mắt mẹ chồng. Tôi mang bầu to, chồng mua cho máy giặt, mẹ chồng cũng mắng. Chồng tôi làm gì cho vợ cũng bị mẹ mắng, can thiệp".
Cô kể tiếp: "Lúc sinh xong bé đầu là thời gian khủng hoảng và buồn tủi nhất của tôi. Cô đơn, lạc lõng, non nớt. Tôi đưa con xin về ở với bà ngoại, vì nhà tôi lúc đó chưa đủ chục mét vuông, làm sao có chỗ để cho 2 mẹ con ở “.
Cô cứ nghĩ ly hôn là giải thoát, là cô có thể lo cho gia đình cha mẹ mình mà không bị bất cứ ai miệt thị. Nhưng sau ly hôn, Hương Thủy rơi vào khủng khoảng vô cùng. Các con luôn tìm cách xa lánh cô vì chúng nghĩ gia đình tan vỡ là do cô.
Có lần, khi tranh cãi với bố, con gái chủ động gọi điện cho cô, để cho mẹ nghe trực diện cuộc đối thoại đó. Thấy con gào khóc nói: Mẹ có đi đứng đường cũng là mẹ con, câu nói ấy như dao đâm nát trái tim cô. Cô rơi vào khoảng không vô vọng, thấy mình thất bại, chán chường, có những lúc cô muốn kết thúc đi cuộc sống này.
"Đèo bòng" đứa con dị tật đầy duyên nợ
Chia tay chồng đầu trong lúc bơ vơ nhất, trở thành mẹ đơn thân, Hương Thủy nhận nuôi em bé sinh non chỉ nặng 900gram, cơ thể dị tật với nhiều bệnh hiểm nghèo như hở vòm họng, suy dinh dưỡng não, tim bẩm sinh, bị chính mẹ đẻ của mình từ chối.
Lúc ấy, Hương Thuỷ gặp phải sự phản đối dữ dội, bố mẹ thậm chí doạ từ mặt phần vì thương con gái đã không chồng, phải kiếm tiền nuôi con lại đèo bòng, phần vì sợ đứa trẻ yểu mệnh chết trong nhà sẽ đem đến vận xui cho cả gia đình.
Bạn bè hoài nghi và chính Hương Thuỷ hiện tại khi nhìn lại cũng nhiều lần giật mình tự hỏi:Tại sao mình lại dũng cảm nhận nuôi một đứa trẻ nhiều khiếm khuyết đến thế?
“Một người thích bay nhảy như tôi, không ai nghĩ rằng tôi có thể bỏ việc tại công ty cả năm trời chỉ để túc trực ngày đêm ở viện chăm sóc một đứa bé không phải con mình đẻ ra. Nhưng tôi thương em bé - bị chính mẹ ruột của mình từ chối - nó như hoàn cảnh của tôi, cô độc, đáng thương”, Hương Thuỷ chia sẻ.
Nhớ lại ngày tháng nuôi bé Xíu, cô không thuê được giúp việc vì ai đến nhìn thấy đứa trẻ cũng đều từ chối vì không thể chăm sóc. Chế độ chăm sóc Xíu hoàn toàn đặc biệt, từ việc ăn uống bằng dụng cụ chuyên biệt vì cô bé bị hở vòm họng, tới việc thực phẩm thuốc men dành riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Số tiền bỏ ra hàng tháng nuôi bé gấp nhiều lần lương của một nhân viên văn phòng cấp cao. Nhưng dù thế nào Hương Thuỷ cũng không chịu bỏ cuộc.
Cô kể thời gian đầu, bé bị chứng tăng động, mỗi lần lên cơn là tự đập đầu xuống sàn nhà, hoặc sẽ cắn mẹ. Rồi những ngày chầu chực bệnh viện, trông con một mình lúc phẫu thuật, là những ngày khó khăn đến nghẹt thở mà cô không bao giờ quên.
(Còn nữa)