Hành trình đi về “địa chỉ đỏ”_nha cai 5

 Đông đảo đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh vừa có một trải nghiệm qua hành trình ý nghĩa mang tên “Đi về địa chỉ đỏ” do Tỉnh đoàn tổ chức. Tham gia hành trình đã giúp ĐVTN có dịp tham quan,ànhtrìnhđivềđịachỉđỏnha cai 5 tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ địa phương.

 Hành trình thú vị

Chương trình hành trình về nguồn “Đi về địa chỉ đỏ” năm 2017 đã đưa các bạn trẻ đến tham quan các “địa chỉ đỏ” nổi tiếng trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một gồm Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, chùa Hội Khánh, lò lu Đại Hưng và đình Tân An… Ở mỗi điểm đến, ĐVTN được nghe giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển và ý nghĩa của các “địa chỉ đỏ”. Đặc biệt, ở mỗi điểm đến là những trải nghiệm thú vị và bất ngờ với ĐVTN bởi các trò chơi vận động, các câu hỏi tìm hiểu lịch sử và giải các ô chữ bí mật mà ĐVTN phải khám phá. Nhờ vậy, thông qua hành trình, ĐVTN đã tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích, hiểu thêm về ý nghĩa lịch sử của các “địa chỉ đỏ”, các di sản văn hóa để tiếp tục ra sức thi đua học tập, rèn luyện, hướng về các hoạt động ý nghĩa, tích cực bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

ĐVTN thực hiện lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi.
Ảnh: N.NHƯ

Trong chương trình này, Tỉnh đoàn cũng đã ra mắt quyển sách “Địa chỉ đỏ dành cho thanh thiếu nhi tỉnh Bình Dương” tái bản, bổ sung năm 2017. Đây là quyển sách đã được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh phát hành vào năm 2012, để phục vụ tốt công tác tuyên truyền và cập nhật kịp thời các thông tin về bảng xếp hạng của các “địa chỉ đỏ” trên địa bàn tỉnh. Việc tiếp tục phát hành quyển sách này sẽ góp phần bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các chuyến du khảo, tham quan về nguồn đến các “địa chỉ đỏ” như bản đồ hành chính, địa chỉ của các “địa chỉ đỏ” nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và thuận tiện trong công tác liên hệ khi cần. Sách được trao tặng cho Hội đồng Đội của 9 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh để trang bị thêm vào tủ sách Kim Đồng tại các liên đội và dành tặng cho các đại biểu cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương trong đại hội sắp tới.

Chị Trần Thị Diễm Trinh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn nói: “Hy vọng quyển sách sẽ mang đến cho các em thanh thiếu nhi trong tỉnh những thông tin, tư liệu lịch sử quý giá về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của cha ông ta, giúp các em càng ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và quan trọng là càng thêm yêu quý, gắn bó với quê hương Bình Dương”.

Giữ gìn giá trị các “địa chỉ đỏ”

Trên địa bàn tỉnh hiện có 56 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 12 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 44 di tích xếp hạng cấp tỉnh với loại hình phong phú và đa dạng về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Với vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã liên tục triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng của tỉnh trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Trong thời gian qua, các cấp bộ Đoàn đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các mô hình, giải pháp hiệu quả góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa cách mạng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đó là gắn với công tác tuyên truyền giáo dục cho thanh thiếu nhi nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nước; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho ĐVTN thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội trại truyền thống, về nguồn; các hội thi, cuộc thi tìm hiểu về các “địa chỉ đỏ”, các hoạt động tham quan thực tế, hành trình đi tìm “địa chỉ đỏ”; các hoạt động về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử; hành trình tri ân; hành trình “Theo bước chân những người anh hùng”; hành trình “Tôi yêu Bình Dương”… Điều này đã góp phần tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể đoàn viên, thanh thiếu niên về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Chị Trần Thị Diễm Trinh cho biết: “Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, tuổi trẻ Bình Dương luôn nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng của tỉnh. Mỗi ĐVTN sẽ góp phần tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan của các di tích và tuyên truyền, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ cha ông. Hy vọng rằng, với tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ; sự đồng lòng và quyết tâm của đội ngũ cán bộ, ĐVTN trong toàn tỉnh, chúng ta sẽ cùng nhau gìn giữ những giá trị di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần xây dựng Bình Dương ngày càng văn minh, giàu đẹp”.

Tại chương trình cũng đã diễn ra lễ ký kết giữa Tỉnh đoàn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động giai đoạn 2018-2022. Qua đó, 2 đơn vị sẽ thực hiện các chương trình, phần việc ý nghĩa như phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; bồi dưỡng tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; tổ chức các hành trình về nguồn tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa, quảng bá du lịch Bình Dương trong ĐVTN… 

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Hoa hậu Tây Ban Nha đeo khẩu trang lúc đăng quang vì Covid
下一篇:Chuyện xúc động về chàng trai một chân sáu múi ở TPHCM