Công ty phát triển phần mềm Trí tuệ nhân tạo cá nhân Alt Inc (Nhật Bản) đang chuẩn bị xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển Trí tuệ nhân tạo với quy mô lớn bậc nhất châu Á tại Hà Nội,ítuệnhântạocánhânđếnViệty so bong da net Việt Nam.
Mục tiêu trước mắt của Alt Inc là hợp tác với các nhà nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam và tuyển dụng các kỹ sư phần mềm Trí tuệ nhân tạo người Việt Nam từ nước ngoài về làm việc tại Hà Nội nhằm nghiên cứu và phát triển hệ thống Trí tuệ nhân tạo cá nhân (Personalized Artificial Intelligence) Al+.
Để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển chi nhánh nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo của Alt Inc tại Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, Alt Inc đã mời TS. Nguyễn Tuấn Đức về làm việc và chỉ đạo nghiên cứu tại văn phòng Hà Nội.
TS. Nguyễn Tuấn Đức tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Tokyo, Nhật Bản. Năm 2010, nhóm nghiên cứu của TS. Đức được Tổ chức Xúc tiến CNTT (IPA, thuộc chính phủ Nhật Bản) tài trợ cho đề tài nghiên cứu "Phát triển công cụ tìm kiếm đa ngôn ngữ dựa trên quan hệ ẩn".
Nghiên cứu này đã được tuyển chọn đăng trên Hội thảo Quốc tế về Trí tuệ nhân tạo AAAI 2011 và đạt giải thưởng xuất sắc tại Hội nghị toàn quốc năm 2010 của Hội Trí tuệ nhân tạo Nhật Bản (JSAI). Nghiên cứu này cũng giành được giải thưởng Google Research Award năm 2010 và được nhận tài trợ từ dự án hợp tác nghiên cứu Mircrosoft CORE.
Sự hợp tác của TS. Nguyễn Tuấn Đức cùng công ty Alt Inc sẽ tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các chi nhánh Trung tâm Nghiên cứu phát triển Trí tuệ nhân tạo của Alt Inc tại khu vực châu Á, đẩy nhanh việc tuyển dụng các nhà nghiên cứu, kĩ sư ngành trí tuệ nhân tạo và các nhà khoa học dữ liệu.
Dự tính ban đầu trung tâm sẽ tuyển dụng khoảng 50 kĩ sư phần mềm và chuyên viên nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo với mục đích phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo cá nhân (Personal Artificial Intelligence, P.A.I) Al+, một sản phẩm của Alt Inc.
Được biết sản phẩm Al+ (http://www.alt.ai/corporate/ )là phần mềm tự động nhận diện thói quen của người dùng dựa trên việc liên kết và phân tích dữ liệu từ các ứng dụng mà người dùng thường sử dụng, như mạng xã hội, thư điện tử hay thời gian biểu điện tử. Từ đó, Al+ tạo ra bản sao tính cách của người sử dụng trên Internet, hay còn gọi là phiên bản ảo của người sử dụng.
Al+ được phát triển trên 3 cấp độ xử lý thông minh, mỗi thành phần sẽ góp phần làm cho bản sao tính cách trở nên giống con người thật của người dùng hơn. Hơn nữa, Al+ có khả năng phân tích dữ liệu toàn cục của nhiều người dùng để tự học các kiến thức mà cá nhân một người dùng không thể có, giống như con người học từ xã hội.
Khi số lượng người sử dụng tăng lên, độ chính xác của việc học các kiến thức này cũng sẽ tăng lên, giúp tư duy của phiên bản người dùng ảo được cải thiện theo.Thông qua việc này, tính cách và tư duy của từng cá nhân người dùng sẽ được mô phỏng một cách chính xác, tiến đến việc hiện thực hoá Trí tuệ nhân tạo cá nhân (P.A.I).
Vũ Minh