Hai đứa con của vợ chồng chị Phượng đều có những cái tên thật đẹp. Con trai lớn tên Phạm Hoàng Tân,ểunăngtrítuệmẹungthưphổiđếmsựsốngtừngngàtỷ lệ kèo nhà cái châu á sinh năm 1995, con gái út tên Phạm Thị Loan, sinh năm 1997. Hàng xóm thân thiết của gia đình chị nhận xét: “Tên thì đứa nào cũng đẹp, mà người thì chẳng đứa nào bình thường”. Bởi cả hai đứa trẻ đều bị thiểu năng trí tuệ, không thể kiểm soát được hành vi, ý thức.
Hai đứa con của vợ chồng chị Phượng đều thiểu năng trí tuệ. |
Anh Phạm Văn Hoa, chồng chị Phượng kể, ngày mới sinh ra, Tân cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác, nhưng càng lớn, con trai của anh càng có biểu hiện lạ. Con chậm chạp, không thể kiểm soát cảm xúc, không thể tiếp thu, đi học 4-5 năm vẫn không thể nhận biết mặt chữ. Sau đó, anh mới biết con mình trí tuệ không bình thường.
Đối với bé gái út, anh Hoa giải bày: “Tôi vừa nhìn vào đôi mắt con lúc chào đời là đã biết số mệnh của con, bởi có kinh nghiệm ở đứa anh. Nhưng dù thế nào, chúng vẫn là máu mủ, ruột thịt của chúng tôi”.
Hơn 20 năm nay, vợ chồng chị Phượng đều tần tảo làm lụng sớm hôm để chăm sóc các con. Nhà chỉ có một công đất trồng lúa, sau khi làm xong việc của gia đình, vợ chồng chị lại đi làm mướn. Mỗi sáng, chị Phượng dậy sớm nấu cơm, ăn sáng xong thì đi làm. Thông thường, chị làm việc xuyên trưa, đến 2 giờ chiều sẽ nghỉ về sớm, nấu bữa cơm chiều. Ngày nào, cả gia đình chị cũng chỉ ăn 2 bữa, sáng - chiều.
Hàng xóm đến hỏi thăm sức khỏe chị Phượng. |
So với chị, anh Hoa phải làm việc nhiều hơn để kiếm tiền lo cho 2 đứa con. Không chỉ làm ngày, có những đợt vào mùa vụ, anh Hoa còn tranh thủ làm cả đêm, hôm nào mệt quá thì nghỉ một ngày, sau đó lại làm tiếp. Bởi làm ban đêm thu nhập sẽ khá hơn làm ngày. Mặc dù vậy, cuộc sống của gia đình anh cũng chỉ vừa đủ, vì cả hai đứa con đã ngoài 20 mà chẳng biết phụ giúp ba mẹ việc gì. Thậm chí, chúng còn chẳng thể chăm sóc bản thân, phải phụ thuộc vào ba mẹ.
Căn nhà gia đình anh Hoa đang sống được làm bằng vách nứa, lợp mái tôn. Anh nói rằng những mảnh ván ghép lỗ chỗ ở phần vách căn nhà vừa được sửa sang chính là để đón Tết. Dù vậy, anh vẫn rất tự hào, vì “gia đình tự lo dữ lắm”.
3 mẹ con chị Phượng |
Nếu vợ anh không bất ngờ phát bệnh, anh sẽ "trang hoàng" nhà cửa thêm chút nữa. Nhưng thật không may, vào một ngày tháng 9 năm ngoái, vợ anh đi làm đồng về, cảm thấy mệt mỏi. Dù sau đó nghỉ ngơi 5 ngày mà vẫn không phục hồi, anh đưa vợ ra tiệm thuốc gần nhà để lấy thuốc uống nhưng vẫn không khỏi. Suy nghĩ đắn đo nhiều đêm, anh quyết định đưa vợ lên bệnh viện lớn để khám, bất ngờ nhận được hung tin, vợ anh bị ung thư phổi đã di căn, sự sống vô cùng mong manh.
Chị Phượng ngồi nhìn ra cửa suốt cả ngày đêm. Kể cả lúc ngủ, chị vẫn phải ngồi vì căn bệnh hành hạ. |
Khoảng 2 tháng nay, chị Phượng chỉ có thể ngồi cả ngày lẫn đêm, bởi căn bệnh hành hạ, không cho chị nằm. Hễ chị cứ nằm xuống là kéo dài những cơn ho dai dẳng. Nếu ngồi mỏi quá, chị Phượng cố gắng nằm khoảng 5 phút, sau đó lại phải ngồi dậy.
Hơn 3 tháng chị Phượng nằm viện, một tay anh Hoa chăm sóc, hai đứa con thiểu năng ở nhà vất vưởng, về sau được hàng xóm thương tình giúp đỡ. Vốn chẳng có tiền dư dả, gia đình hai bên đều nghèo, để đưa vợ đi chữa bệnh, anh Hoa phải vay mượn của bà con hàng xóm, gom gom dần để đóng tạm ứng viện phí. Đến nay, bản thân anh cũng chẳng thể nhớ hết được gia đình đã phải vay mượn bao nhiêu, chỉ đoán chừng vài chục triệu đồng.
Ngày chị Phượng bị bác sĩ trả về vì hết khả năng cứu chữa, anh Hoa bỗng thấy như đi vào ngõ cụt, thương hai đứa con. Liệu cuộc sống của chúng sẽ như thế nào nếu thiếu đi người mẹ?
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng do vợ chồng anh Hoa luôn chịu thương chịu khó nên bà con hàng xóm đều quý mến. Tuy nhiên, ở làng quê chỉ có nghề làm nông, đời sống đều bấp bênh, chẳng có ai dư dả để hỗ trợ gia đình về vật chất. Khi biết chúng tôi đến để viết bài kêu gọi bạn đọc ủng hộ, ai cùng mừng thay cho gia đình anh. Mong lắm những tấm lòng thơm thảo giúp đỡ, để gia đình có được cái Tết đầm ấm sum vầy. Bởi sự sống của chị Phượng chưa biết có thể kéo dài được bao lâu.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: