Nhà Huyền có 3 chị em: 2 gái,ẹbệnhtậtchămngườicontâmthầnungthưkqbd tot 1 trai. Ngày nhỏ, Huyền có đầy đủ tình thương của cha và mẹ. Biến cố đầu tiên xảy đến với cuộc đời khi em 12 tuổi, ba bỏ đi, trong lúc đó đứa em gái kế Huyền mới hơn lên 2 còn cậu em út 5 tháng tuổi.
Năm em trai Phạm Văn Hiếu được 4 tuổi, gia đình phát hiện có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Hiếu hay cười nói lảm nhảm, nhặt rác và lá cây ăn. Dù đã đưa đi chữa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum và Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 nhưng không khỏi bệnh. Càng lớn, bệnh của Hiếu càng nặng, thường xuyên đánh người.
Trong đợt được bác sĩ cho về cách đây gần 1 tháng, Huyền tranh thủ đi thăm em trai. |
Hiếu từng có lần lên cơn, đánh mẹ gãy xương sườn. Sau nhiều lần gây thương tích cho người thân, hàng xóm, nguy hiểm cho xã hội, chính quyền địa phương yêu cầu gia đình đưa em vào trại tâm thần Đắk Lắk, mỗi tháng gia đình phải đóng 1,5 triệu tiền ăn.
Cô Võ Thị Khuyến, mẹ của Huyền bị tai nạn giao thông năm 2012 khi đang cố gắng băng qua đường để ngăn cản con trai đánh người. Kết quả bị gãy chân, gãy xương chậu. Không có điều kiện để chạy chữa tốt, sau này cô bị di chứng, đi lại khó khăn và thường xuyên đau nhức. Sau nhiều năm gắng cầm cự, hiện tại sức khỏe cô Khuyến đã yếu, không thể làm việc nặng. Vậy nhưng vẫn phải cố gắng đi làm để nuôi con.
Từ ngày Huyền cũng mắc bệnh, một mình bà Khuyến gượng đau đớn, chạy vạy, vay mượn tiền cứu con. |
Thấy mẹ quá vất vả, Huyền từ bỏ giấc mơ làm cô giáo mầm non. Học hết lớp 9, em đi xin làm mướn để phụ mẹ kiếm tiền nuôi em trai tâm thần và em gái đi học. Thế nhưng, biến cố vẫn chưa dừng lại ở đó.
Em Hồng, em gái Huyền đang học lớp 8 thì bắt đầu có biểu hiện bất thường. Hồng thường hay cười nói một mình, bị hoang tưởng, sợ mất trinh, thậm chí muốn giết mẹ và chị gái. Sau nhiều lần đi khám, kết luận của bác sĩ là tâm thần phân liệt. Nhiều lần nằm viện chữa trị tốn kém nhưng không khỏi, cô Khuyến quyết định để Hồng ở nhà để tự trông.
Hai người em của Huyền đều bị tâm thần. |
Việc phát hiện Huyền bị ung thư tuyến giáp là biến cố đau xót nhất đối với gia đình đến thời điểm hiện tại, bởi em là chỗ dựa duy nhất cả người mẹ già cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù có bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo nhưng có những đợt thuốc phải đóng tiền ngoài danh mục bảo hiểm hơn 10 triệu đồng, Huyền cảm thấy bất lực.
“Mẹ em vốn là trẻ mồ côi, được hàng xóm nuôi lớn. Đến lúc lấy chồng, con cái đề huề thì chồng lại bỏ đi theo người ta. Một mình mẹ gánh vác 3 đứa con. Giờ các con đứa tâm thần, thêm em lại bệnh hiểm nghèo, em thương mẹ quá chị ơi! Làm sao mà cuộc đời mẹ em lại khổ thế?", Huyền khóc nức nở.
Cô gái bất lực vì không thể giúp gì được cho mẹ |
Cha mẹ Huyền vốn không phải người bản xứ. Trước đây, khi còn là thanh niên, cha mẹ em rời đồng bằng lên vùng núi Kon Plông, tỉnh Kon Tum trồng rừng, nơi từng bị chất độc dioxin tàn phá. Sau khoảng 10 năm mới chuyển về thôn 3 thị trấn Đắk Rve, huyện Kon Rẫy để sinh sống đến nay.
Gia đình em có căn nhà nho nhỏ đủ che nắng mưa, có vài sào đất rẫy trồng mì. Nếu cứ bình thường như những gia đình khác, cuộc sống của Huyền sẽ vô cùng yên ả, hạnh phúc. Thế nhưng, nó chỉ có trong những giấc mơ.
Cô gái 28 tuổi đang ngày đêm chống chọi với căn bệnh ung thư. Đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tinh thần. Giờ đây, điều khiến Huyền lo lắng nhất là mẹ và 2 em không ai chăm sóc. Gần 3 năm nằm viện, mẹ em đã phải vay mượn hơn 200 triệu đồng để chữa bệnh cho các con. Hiểu răng chi phí chữa trị của mình tốn kém hơn nhiều so với các em khiến Huyền dằn vặt bản thân, thậm chí có lúc nghĩ quẩn.
“Nếu mình chết đi, mẹ em cũng sẽ gục ngã mất. Đến lúc đó, 2 đứa em tâm thần sẽ ra sao!”
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: