Hôm qua (28-11),útrọngcácnhiệmvụbảođảmkinhtếtăngtrưởngổnđịnhbềnvữbxhbd c1 tại kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa IX, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình các ý kiến đóng góp của các tổ đại biểu HĐND tỉnh và các vấn đề cử tri quan tâm; đồng thời nêu một số giải pháp trọng tâm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) năm 2019. Đối với lĩnh vực đầu tư công, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết những khó khăn, hạn chế trong công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư, thay đổi thiết kế, đấu thầu... là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư công. Để khắc phục các hạn chế này, trong năm 2018, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp, ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương; đồng thời nghiên cứu kiến nghị bộ, ngành Trung ương tháo gỡ các thủ tục bất cập, điều chỉnh các quy định chưa phù hợp về thủ tục đầu tư, giải ngân vốn... UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành, địa phương bám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thành lập Ban chỉ đạo đền bù, giải phóng mặt bằng...; định kỳ nửa tháng có báo cáo Thường trực Tỉnh ủy cụ thể về tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng từng công trình trọng điểm; qua đó kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo cáo giải trình các ý kiến đóng góp của các tổ đại biểu HĐND tỉnh và các vấn đề cử tri quan tâm. Ảnh: QUỐC CHIẾN Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các đại biểu quan tâm đến vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM). Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả tốt. Nông nghiệp đã mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho phần lớn dân cư khu vực nông thôn của tỉnh. Việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã cósự chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kết cấu hạtầng vùng nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người dân; qua đógiảm tỷ lệhộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn; góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tếcủa tỉnh. Trong năm 2018, Ban Chỉđạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh đã kiểm tra các xã đã đạt chuẩn NTM trước đây; chỉđạo xây dựng kếhoạch thực hiện bộ tiêu chí xã NTM nâng cao của tỉnh giai đoạn 2018-2020; dự kiến đến cuối năm cóthêm 3 xã đạt chuẩn NTM. Tại kỳ họp này, các đại biểu cũng quan tâm về tình trạng hư hỏng tuyến đường ĐT746, đoạn qua địa bàn huyện Bắc Tân Uyên. Ông Trần Thanh Liêm cho biết, đểkhắc phục tình trạng này, UBND tỉnh sẽ chỉđạo ngành giao thông - vận tải tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện duy tu, sửa chữa các đoạn đường đã nhận bảo trì; đồng thời cũng sẽ xem xét việc đầu tư nâng cấp một sốđoạn hư hỏng nặng, phù hợp yêu cầu phát triển của khu vực. Về an toàn giao thông, ông Trần Thanh Liêm cho rằng, với sự phát triển nhanh về KT-XH, dân số tăng cơ học kéo theo sựgia tăng lớn số lượng phương tiện giao thông các loại, dẫn đến tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra; sốvụ tai nạn giao thông còn nhiều. Đểtừng bước kéo giảm áp lực về giao thông, bên cạnh các hành động, giải pháp như tuyên tuyên, kiểm tra, xử lý vi phạm, UBND tỉnh đã chỉđạo ngành giao thông phối hợp với công an rà soát, điều chỉnh lại việc tổ chức phân luồng giao thông tại các khu vực đầu mối giao thông; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm. Đểchấn chỉnh hoạt động khai thác, kinh doanh cát trong khu vực lòng hồDầu Tiếng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh đã tập trung chỉđạo các sở, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp, đồng thời trong tháng 7 đã thành lập đoàn đểtổng kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, hoạt động bến thủy nội địa, thuếđối với các bến bãi tập kết, kinh doanh cát trong lòng hồ Dầu Tiếng. Qua kiểm tra 18 đơn vị, đã yêu cầu trục xuất 19 phương tiện vi phạm ra khỏi khu vực lòng hồ Dầu Tiếng, yêu cầu chấm dứt hoạt động bến bãi đối với 12 đơn vị, tạm dừng hoạt động bến bãi đối với 3 đơn vị. Với sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, hoạt động khai thác, kinh doanh tại khu vực lòng hồ Dầu Tiếng cơ bản đã từng bước đi vào nề nếp. “Đểgiải quyết vấn đề này một cách triệt để, tỉnh sẽ tiếp tục chỉđạo trục xuất các tàu không nằm trong biên chếđã đăng ký trong các giấy phép khai thác cát ra khỏi lòng hồ Dầu Tiếng; không gia hạn và cấp mới các bến thủy nội địa không gắn với giấy phép khai thác khoáng sản; xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu các chủ bến bãi phục hồi hiện trạng đất đai theo kết luận kiểm tra...”, ông Trần Thanh Liêm nhấn mạnh. Vấn đề gây ô nhiễm môi trường của các cơ sởsản xuất, kinh doanh trong khu dân cư, đô thịthời gian qua, theo Chủ tịch UBND tỉnh, bên cạnh việc hoàn thành di dời các doanh nghiệp theo chương trình di dời các cơ sởgây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, đô thịthìcông tác thanh kiểm tra về môi trường cũng được tăng cường. Trong năm 2017 và năm 2018, ngành tài nguyên và môi trường đãthanh kiểm tra 2.978 đơn vị, phát hiện và xử lý vi phạm 912 đơn vị, với sốtiền xử phạt 62,13 tỷ đồng. Trong quátrình thanh kiểm tra, những doanh nghiệp vi phạm bịđình chỉhoạt động đểkhắc phục hoặc di dời ra khỏi khu vực dân cư, đô thị. Trong năm 2018, tỉnh đã di dời được hơn 100 cơ sởnằm trong khu dân cư, đô thịphía nam. Đây chủ yếu là các cơ sởkinh doanh phếliệu, gia công cơ khí, chếbiến gỗ, chăn nuôi gia súc… gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh và không khắc phục được. Đểgiải quyết triệt đểcác cơ sởsản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, khu đô thị, UBND tỉnh đã chỉđạo sửa đổi lại quy định bốtrí các ngành nghề sản xuất công nghiệp nhằm quy định chặt chẽ hơn đối với các dự án đầu tư bên ngoài khu, cụm công nghiệp, hạn chếviệc cho thuê nhà xưởng đểsản xuất, kinh doanh khu vực phía nam của tỉnh. Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giải trình các vấn đề khác về y tế, giáo dục, nội chính… được cử tri, đại biểu quan tâm và nêu một sốnhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2019; trong đónhấn mạnh đến triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm kinh tếtăng trưởng ổn định, bền vững, chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng, nhất là kêu gọi đầu tư phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, logistics, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và đô thị; thu hút đầu tư nước ngoài cóchọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệcao, thân thiện môi trường, tiềm năng đóng góp, lan tỏa. Song song đó, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích hộ kinh doanh cáthểchuyển thành doanh nghiệp... HỒ VĂN-CAO SƠN |