当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >'Mồng 3 Tết thầy' nhưng sân nhà thầy mỗi năm thêm vắng học trò_kèo bong da tv

'Mồng 3 Tết thầy' nhưng sân nhà thầy mỗi năm thêm vắng học trò_kèo bong da tv

2025-01-25 20:46:21 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Xổ số 88

Mồng 3 Tết ngày ấy sao ấm áp,ồngTếtthầynhưngsânnhàthầymỗinămthêmvắnghọctròkèo bong da tv ý nghĩa

Trong văn hoá Việt Nam từ xưa, có ba đại gốc rễ mà mỗi người luôn kính nhớ trong suốt những chặn đường của cuộc đời, đó chính là cha - mẹ và thầy/cô. Có thể nói, một bên là ơn sinh thành, một bên là ơn dạy dỗ. Tục ngữ hay ca dao đều lưu rất nhiều lời dạy của cha ông như một minh chứng sắc nét cho tư tưởng coi trọng ba gốc rễ đại thụ ấy. 

Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ văn hoá lớn nhất của cả dân tộc. Từ mồng 1 đến mồng 3 tháng Giêng được xem là "ba ngày Tết" quan trọng nhất trong năm.

Bên cạnh các nghi thức cúng mang đậm văn hoá tâm linh thì trong ba ngày đó, người Việt còn dành thời gian để trở về với những gốc rễ lớn trong đời mình. Ông bà ta thường dạy: "mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy".

Ngày đầu tiên của năm, người Việt hướng lòng mình về bên nhà nội, mồng 2 hướng lòng bên ngoại và mồng 3 hướng về người Thầy. Nội - ngoại hay ông - bà tượng trưng cho những đấng sinh thành được người Việt đặt ngang hàng với thầy - cô những người đã từng dạy dỗ ta trong đời. Điều đó đủ thấy được văn hoá Việt Nam kính trọng thầy cô đến nhường nào.

Ngẫm lại chuyện Tết xưa, mỗi chúng ta đều nhớ cảm xúc nôn nao khó tả của những người đã từng là học trò khi ngày mồng 3 đến.

Lũ học trò ngày nào giờ đã lớn, có người đã thành danh, có người đã vài đứa con cũng bồng bế, dắt díu nhau, hẹn hò nhau về lại nhà thầy cô để thăm nom như trở về gia đình thứ hai của chính mình.

Không ai bảo ai, không ai hẹn hò ai, những chuyến đò sang sông năm nào nay vội vã quay về tìm bến cũ, tìm lại người đưa đò năm xưa.

Trong đời mỗi người, có quá nhiều thầy cô từ bậc mầm non cho đến hết THPT rồi đại học, rồi học nghề,... Thế nên, một ngày mồng 3 là không đủ thời gian để học trò xưa về thăm lại thầy cũ.

Những cô cậu học trò thường sẽ tìm về nơi thầy cô mà các em "ấn tượng nhất" trong đời học sinh hoặc những thầy cô đã gian khổ đồng hành cùng các em trong những năm cuối cấp quan trọng. Nhưng dù tìm về thầy cô nào, học trò cũng sẽ nhất định quay về trong ngày mồng 3 ấm áp tình nghĩa sau khi hoàn thành Tết mẹ, Tết cha.

Học trò về nhà thầy mang theo lỉnh kỉnh trà bánh, con cái và những câu chuyện xưa cũ để cùng ôn lại rồi ôm nhau cùng khóc khi mà thầy cô mình ngày một già đi trông thấy. Năm nay về được không biết năm sau còn có cơ hội về lại gặp thầy cô nữa hay không.

Vô thường đến nhanh vô duyên cũng sẽ đứt đoạn. Ngày mồng 3 ấy sao thật ấm áp và ý nghĩa quá!

Thầy Võ Minh Nghĩa.


Sân nhà thầy mỗi năm mỗi vắng 

Ngẫm lại ngày nay, câu dặn dò của ông bà vẫn còn vang đó, vẫn là "mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy" nhưng hình như cái vế câu mồng 3 Tết thầy nay đã bị lãng quên dần trong kí ức những thế hệ học trò kế cận. Sân nhà thầy cô mỗi năm mỗi vắng hoặc chỉ đón những vị khách quen mà thôi.

Tôi nhận thấy rằng, cùng với sự phát triển, thay đổi nhanh chóng của xã hội, những cải cách của giáo dục hiện nay hình như cũng góp phần đã làm cho lứa học trò tiếp theo dần dần quên lãng đi ngày mồng 3 ý nghĩa. Những cô cậu học trò của xã hội hiện đại đã không còn bận tâm những người đưa đò chốn cũ.

Giáo dục hiện nay không còn trao nhiều quyền để thầy cô quan tâm học trò như ngày xưa. Đơn cử "thương cho roi cho vọt" là không thể. Thế nên hình ảnh những người thầy đã xa cách nhiều hơn trong tâm trí của trò. Học trò ngày nay nghĩ mình có quá nhiều quyền, trong đó có cả những quyền xem thường thầy cô. 

Nhiều lứa học trò ngày trước, vẫn nhớ những cái "thước dài" kèm lời thầy vang dội để dạy dỗ trong những ngày ham chơi. Cái đó thật nghĩa tình, đánh trò mà đau lòng thầy - cái đánh thức tỉnh.

Còn ngày nay, học trò đánh thầy thì có lẽ thấy thường hơn...
 
Rồi mạng xã hội phát triển khiến cho học trò có cớ để không phải quay về thăm cô thầy. Các cô cậu ngày nay đã thăm thầy cô qua những "icon", "những tin nhắn copy" rồi gửi hàng loạt. Những tin nhắn "công nghiệp" ấy thầy cô đọc được chắc sẽ "hạnh phúc" thật nhiều hay tủi thân thật nhiều? 

Nói ra thì nhiều việc đau lòng hơn nữa, nhưng thực tế cho thấy, rõ ràng, Tết thầy xưa và nay đã khác đi rất nhiều là điều chúng ta phải nhìn nhận. Khác đi cái nhiệt thành, cái ý nghĩa, cái trân quý của những học trò thời 4.0 đối với thầy cô đã từng dạy dỗ mình.

Thôi thì "thuận nước đẩy thuyền", những cô cậu học trò ngày nay, nếu vẫn nhớ đến những chuyến đò thầm lặng đã đưa mình sang từng khúc sông năm đó thì Tết này hãy quay về thăm lại những người đưa đò ấy.

Mồng nào cũng được, không quan trọng là mồng 3, miễn có về là được. Còn nếu không thể được, thì chỉ cần dành ít thời gian thiết kế một tấm thiệp lồng vào đó một tấm ảnh kỉ niệm hoặc đơn giản soạn một tin nhắn chân thành phát đi từ trái tim để gửi đến thầy cô qua Viber, Facebook hay Zalo,... hoặc gọi "video call" để cô thầy cảm nhận được những tấm chân tình của mình.

Đừng gửi những dòng tin nhắn chắp vá, vô hồn, như thế là bội nghĩa. Bằng một cách nào đó, bằng mọi giá phải giữ gìn lại lời nhắc nhở của cha ông đến muôn đời: “Mồng 3 Tết thầy”. 

Võ Minh Nghĩa

(Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM)

(责任编辑:Thể thao)

    推荐文章
    热点阅读