Trong một bài viết gửi BBC,âmsựganruộtcủaytáởtâmdịbảng xếp hạng bóng đá anh hạng nhất Viveki Kapoor, một nữ y tá làm việc ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã chia sẻ việc virus corona chủng mới đã làm thay đổi cuộc đời cô như thế nào cũng như những thành công, thất bại của cô cho đến hiện tại trong cuộc chiến chống mầm bệnh nguy hiểm như sau:
Tôi là y tá phụ trách phòng chăm sóc tích cực (ICU) của khoa Covid tại một bệnh viên tư nhân ở New Delhi và giám sát công việc của 25 y tá khác. Kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, nhiều nhân viên đã nghỉ việc. Họ nói rằng lương của chúng tôi quá thấp và không đáng để mạo hiểm. Tôi đã làm y tá được 22 năm và từng làm việc trong các đợt thảm họa trước kia với lượng lớn bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, nhưng chưa từng chứng kiến những gì khủng khiếp như đang xảy ra. Hiện, tôi rất mệt mỏi vào cuối ngày, đến mức tôi có thể ngủ ở bất kỳ đâu. Tôi thậm chí không cần một chiếc giường nữa. Các bác sĩ vật lộn cứu bệnh nhân Covid-19 trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Ấn Độ. Nguồn: BBC Điều dưỡng được mô tả là nghề cao quý nhất trên thế giới và chúng tôi được gọi là "chị" là có lý do. Các bệnh nhân coi chúng tôi như người trong gia đình. Những bệnh nhân đến viện sau khi mắc Covid rất sợ hãi, vì vậy chúng tôi luôn cố gắng động viên họ. Trước đó, đôi khi bệnh nhân phàn nàn rằng, họ đã gọi y tá nhưng không ai đến gặp họ ngay lập tức. Song, bây giờ họ đang rất hợp tác. Họ có thể nhìn thấy chúng tôi đang làm việc rất vất vả. Đôi khi, họ thậm chí hỏi liệu chúng tôi đã được nghỉ dùng bữa trưa chưa hoặc mời chúng tôi uống chút nước hay trà. Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều người lớn tuổi, nhưng giờ thực sự rất buồn khi chứng kiến những người trẻ tuổi, thậm chí mới 15 hoặc 17 tuổi phải nhập viện vì nhiễm virus. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức, cố gắng cứu bệnh nhân cho đến hơi thở cuối cùng.
Tôi cảm thấy rất vui khi một bệnh nhân hồi phục. Tôi cảm thấy mình có thể giúp đỡ mọi người và tất cả những nỗ lực của tôi đã được đền đáp. Tuy nhiên, khi một bệnh nhân tử vong, tôi cảm thấy như bị nghiền nát. Tôi đặc biệt day dứt về cái chết của những người trẻ tuổi, nó khiến trái tim tôi tan nát mỗi khi một trong số họ không qua khỏi. Gần đây, cha của một người bạn con gái tôi thiệt mạng vì dịch. Anh ấy còn trẻ. Tôi cảm thấy đau lòng, nhưng tôi có thể làm gì ngoài việc an ủi gia đình anh ấy?
Covid-19 không chỉ biến công việc của tôi trở thành khoảng thời gian căng thẳng không ngừng mà còn kéo căng cuộc sống tại gia đình tôi. Ngoài ra, tôi rất lo lắng vì mẹ tôi 90 tuổi, đang sống ở thị trấn Mathura đã có kết quả xét nghiêm dương tính với Covid-19. Mẹ tôi nhập viện ở đó và đã phải thở máy. Chính tình yêu thương của gia đình và những người hàng xóm đã giúp tôi vững bước. Họ nói, họ lo lắng cho tôi nhưng họ cũng hiểu những gì chúng tôi đang làm là quan trọng. Họ chia sẻ rằng: "Chúng tôi sợ mắc virus corona đến mức chúng tôi đã ngừng bước ra khỏi nhà, nhưng các bạn đang phải ra ngoài mỗi ngày để đối diện với nó". Một người hàng xóm gần đây kể với tôi, trước đây cô thường thắp một ngọn đèn đất sét mỗi ngày vào lúc chạng vạng để cầu cho gia đình mình được sống lâu. Kể từ khi dịch bùng phát, cô ấy đã thắp thêm một ngọn đèn nữa để cầu cho tôi bình an. Và điều đó làm cho công việc và cuộc sống của tôi trở nên đáng giá. Tuấn Anh Bức ảnh lột tả thảm cảnh gây sốc vì Covid-19 ở Ấn ĐộBức ảnh chụp người mẹ ngồi bất động cạnh xác con trai vừa tử vong vì Covid-19 trên xe kéo điện, ở giữa con phố đông đúc tại thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã gây chấn động dư luận. |