Cô giáo kể tủi thân vì thiệt thòi chế độ_kết quả hạng 2

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【】 发布时间:2025-01-11 06:15:25 评论数:

Chiều 16/11,ôgiáokểtủithânvìthiệtthòichếđộkết quả hạng 2 Bộ GD-ĐT phối hợp Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tập đoàn Thiên Long tổ chức gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.

Năm nay, 58 thầy cô được chương trình tuyên dương. Đây là các giáo viên tiêu biểu đang công tác ở các trường học tại các xã khó khăn khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong đó, 19 giáo viên là người dân tộc thiểu số. Giáo viên lớn tuổi nhất là cô Nguyễn Thị Ngà (sinh năm 1970, công tác tại Trường Tiểu học An Quang, huyện An Lão, tỉnh Bình Định) và cô Lý Thị Lam (sinh năm 1970, công tác tại Trường TH&THCS Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).

Giáo viên trẻ tuổi nhất được tuyên dương là thầy giáo Trần Lê Minh Chiến (sinh năm 1996, công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH & THCS Sơn Màu, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) và thầy Nguyễn Thanh Dương (sinh năm 1996, công tác tại Trường THCS Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).

Trong số này, không ít giáo viên có hoàn cảnh khó khăn như cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý (sinh năm 1979, công tác tại Trường TH&THCS Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) khi vừa đi làm vừa chăm chồng bị ung thư và con gái sống thực vật.

Tại buổi gặp mặt, các thầy cô giáo đã chia sẻ những tâm tư, mong muốn và đề xuất của mình.

co nguyen thi nga.jpg
Cô Nguyễn Thị Ngà  (giáo viên Trường Tiểu học An Quang, huyện An Lão, tỉnh Bình Định) chia sẻ tại buổi gặp mặt.

Cô Nguyễn Thị Ngà (giáo viên Trường Tiểu học An Quang, huyện An Lão, tỉnh Bình Định) chia sẻ, bản thân năm nay 53 tuổi có thâm niên công tác 32 năm 9 tháng, trong đó, 24 năm công tác ở vùng sâu vùng xa và trải qua vô vàn khó khăn. “Có những hôm phải vượt lũ đi qua sông, phụ huynh phải cõng qua”, cô Ngà nhớ lại.

Ngoài ra, cô từng phải đối mặt với khó khăn của giáo viên vùng sâu, vùng xa là rào cản về ngôn ngữ với học sinh. Tuy nhiên, vì coi học sinh như con em của mình, cô đã cố gắng, phấn đấu vượt qua tất cả.

Cô Ngà cho hay dù ở tuổi đã sắp sửa nghỉ hưu, song bản thân vẫn muốn tiếp tục cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục. 

“32 năm công tác cũng đã gần đến điểm dừng của sự nghiệp rồi, song tôi xin hứa sẽ luôn cố gắng tận tâm, tận lực vì các học sinh vùng sâu, vùng xa”, cô Ngà chia sẻ.

Thầy Nguyễn Thanh Dương (giáo viên Trường THCS Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) chia sẻ, khó khăn lớn nhất phải đối mặt khi đến với trường lớp là hoàn cảnh học sinh. Rất nhiều lần, học sinh bị bỏ học để làm kinh tế cùng gia đình.

Khó khăn thứ hai là về cơ sở vật chất. “Trường học nơi tôi công tác mới hoàn thiện được khoảng 1 năm nay. Trước đây, cơ sở vật chất rất thiếu thốn. Trường có 17 lớp nhưng chỉ có 13 phòng học”, thầy Dương chia sẻ.

Vì vậy, thầy Dương mong muốn Bộ GD-ĐT quan tâm hơn tới các đại phương ở miền núi xa xôi, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, để học sinh có điều kiện tới trường tốt hơn.

Tủi thân vì thiệt thòi chế độ

Cô Nguyễn Thị Thúy Vân (giáo viên Trường THCS Tân Thành, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) chia sẻ, là giáo viên Tổng phụ trách Đội, nên hằng ngày thường xuyên tiếp xúc, nắm tâm tư, nguyện vọng của các học sinh.

W-co-nguyen-thi-thuy-van-1.jpg
Cô Nguyễn Thị Thúy Vân (giáo viên Trường THCS Tân Thành, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).

Cô Vân cũng trăn trở về chế độ dành cho giáo viên, đặc biệt là những giáo viên Tổng phụ trách Đội như mình. “Với cương vị một giáo viên Tổng phụ trách Đội công tác tại trường, nhiều lúc tôi có phần tủi thân, vì tất cả đều ưu tiên cho chuyên môn, cho giáo viên đứng lớp. Vì vậy, chế độ của giáo viên Tổng phụ trách Đội hơi buồn, hơi tủi thân. Trong khi, giáo viên Tổng phụ trách Đội vẫn phải kiêm nhiệm đứng lớp với một giáo viên khác, cộng thêm công tác giáo dục kỹ năng sống. Có thể nói làm rất nhiều, thậm chí có thể làm việc ngoài giờ, nhưng chế độ gần như chưa được quan tâm nhiều”, cô Vân xúc động.

Cô Vân cũng bày tỏ mong muốn được các cấp quan tâm nhiều hơn đến các giáo viên Tổng phụ trách Đội trên cả nước, để tiếp tục có niềm động viên, khích lệ trong công việc. 

Thầy Nguyễn Giang Nam (giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) cũng chia sẻ "làm đủ việc" khi phụ trách Tổng phụ trách Đội.

Các giáo viên cho rằng, nhiều vị trí công việc như giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tin học dù làm nhiều việc không tên nhưng chính sách chưa được cụ thể hóa.

z4886591478739 8c55046210cb463dafea69a186b27c97.jpg
Các giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023.

Chia sẻ tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh ghi nhận sự tận tâm, tận tụy và biểu dương những cống hiến, thành quả, đóng góp, hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo. 

Theo Thứ trưởng Minh, trong số này, có những thầy cô có điều kiện gia đình khó khăn, công tác ở những vùng khó khăn, công tác xa nhà,... Tuy nhiên, tất cả đều vượt qua những khó khăn, thách thức để vươn lên khắc phục những điều kiện, bám trường bám lớp.

“Bộ GD-ĐT sẽ tích cực tham mưu để sao cho chính sách đối với các thầy cô sẽ ngày càng được quan tâm hơn”, bà Minh nói.

Bồi dưỡng dạy học tích hợp: Trường bắt buộc phải đi, giáo viên chưa sẵn sàng

Bồi dưỡng dạy học tích hợp: Trường bắt buộc phải đi, giáo viên chưa sẵn sàng

Không ít giáo viên THCS dạy các môn học tích hợp gặp thách thức khi thực hiện các hoạt động liên quan đến sử dụng SGK, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá khi triển khai chương trình phổ thông 2018.