- “Văn học là sự trung thực của cảm xúc. Cho nên,ọcvănthờinhưthếnàbxh brazil b thay vì quá coi trọng điểm số, hãy để trẻ tự do sáng tạo và thành thật với cảm xúc của chính mình”
.Tại buổi tọa đàm “Học văn thời 4.0” do Trường PTLC Quốc tế Gateway (Hà Nội) tổ chức, các vị diễn giả đã hướng tới cái nhìn đa chiều xung quanh chủ đề những giá trị của văn học trong thời hiện đại.
Mở đầu tọa đàm, nhiều phụ huynh băn khoăn, trong thời đại công nghệ lên ngôi, liệu văn học có còn giá trị?
Trả lời câu hỏi này, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Chừng nào còn con người thì văn học còn giá trị. Con người càng áp lực sẽ càng cần tới văn học nhiều hơn”.
“Ai không mang văn theo mình sẽ trở nên nghèo nàn”
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nếu như trước đây, văn là “tải đạo” do ảnh hưởng của Nho học thì ngày nay, văn là tình cảm cảm xúc, là cách nhìn cuộc sống qua lăng kính văn chương.
Cho nên, nếu ai trong đời không mang văn theo mình sẽ trở nên nghèo nàn. Nghèo từ việc sử dụng ngôn ngữ, nghèo trong cách thể hiện, nghèo về cách nhìn cuộc sống.
“Văn là cảm xúc”. Đây là điều theo ông không phải đến thời đại 4.0 mới có.
“Chúng ta, ai cũng có những niềm vui, nỗi buồn nhưng lại không có một công thức toán học hay một phản ứng hóa học nào có thể thể hiện được. Cho nên, khi con người bị “rô - bốt hóa” cũng là lúc văn chương càng cần thiết” - Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói.
Các vị diễn giả tại hội thảo
Còn theo bà Phạm Diệu Hương - Nghệ sĩ thị giác, học văn giúp con người có thể nói ra những cảm xúc, những câu chuyện hay những mong muốn của chính bản thân mình. Ngoài ra, văn chương còn khơi gợi sự rung động.
Sự rung động ấy - theo bà Hương – là thứ chúng ta đang thiếu nhất trong thời 4.0 này.
“Chúng ta có đầy đủ mọi thứ nhưng lại thiếu đi sự rung động. Chúng ta không phải lo lắng việc con cái thiếu gì về vật chất hay không cần lo con học ngành gì để có thể kiếm tiền. Hãy quan tâm tới phần cảm xúc và sự rung động của tâm hồn. Và môn Văn giúp cho chúng ta điều đó”, bà Diệu Hương nói.
Trước thực tế xã hội ngày càng hiện đại, công nghệ chỉ làm con người xa nhau hơn và xa sự rung động. Văn học trong nhà trường bị coi là rẻ rúm nhất trong các thể loại môn; học văn là vô tích sự, không sinh ra kinh tế. Nhưng theo bà Hương, điều thực sự cần cho tâm hồn cuối cùng vẫn là văn học.
Học văn thế nào trong thời 4.0?
Trả lời câu hỏi “Học văn thế nào?”, TS. Nguyễn Ngọc Minh – Giảng viên bộ môn Lý luận văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, trong các nhà trường hiện nay chủ yếu chấm điểm môn văn dựa trên khả năng ghi nhớ thông tin và học thuộc lòng. Nhưng thực tế lại có một độ vênh giữa khả năng sử dụng ngôn ngữ và điểm số của học sinh.
Do vậy, theo TS. Minh, thang đo năng lực văn học trước hết phải là khả năng suy nghĩ, cảm nhận văn bản và quan trọng nhất là sự rung động.
Tuy nhiên, để làm được điều đó không phải là điều dễ dàng. Theo nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên, học văn trước đây vẫn là học theo kiểu tiếp nhận. Học sinh sẽ tiếp nhận theo kiểu bắt buộc. Học trò sẽ tiếp cận môn văn từ cách hiểu của giáo viên.
“Ngay cả một bài toán còn có nhiều lời giải huống gì một văn bản nghệ thuật? Chính vì vậy, cần phải học văn theo sự sáng tạo, phát huy sự sáng tạo và tôn trọng sự sáng tạo khác biệt của mỗi học sinh”, ông Nguyên khẳng định.
Nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên
Ông cũng cho rằng sự sáng tạo trong tiếp nhận chính là cốt lõi của văn học 4.0. Ông lấy ví dụ: “Tôi nhận thấy rằng, từ khi có Facebook, nhiều người viết rất hay. Ở trường họ có thể viết cứng đơ đơ nhưng trên Facebook thì viết rất cảm xúc và không lo sai mẫu”.
Do vậy, theo ông cần phải học văn theo sự sáng tạo. Phá cách cũng là một sự sáng tạo.
“Văn trong nhà trường phải phá ra. Dạy văn để tạo ra những con người sống linh động ngoài thực tế mà không phải là khép tâm hồn, đóng cửa trái tim. Tôi đánh giá cao việc cá nhân hóa học tập và tinh thần giáo dục khai phóng trong nhà trường”.
Nhà giáo Phạm Toàn – Cố vấn chương trình Văn – Tiếng Việt, Trường PTLC Quốc tế Gateway cũng đồng tình rằng, học văn thời 4.0 chính là học sự biết rung động. Cho nên, cần khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ.
“Đối với trẻ lớp 1, chúng tôi dạy trẻ đồng cảm thông qua việc đóng vai. Đến lớp 2, trẻ học văn theo cách tưởng tượng. Tưởng tượng mới nghĩ ra những điều mới mẻ, thú vị của văn chương. Sang lớp 4, trẻ được học bố cục để có kỷ luật trong nghệ thuật. Ở độ tuổi này, các bạn sẽ học được cách tưởng tượng những điều quan sát được, cảm nhận được và thấu cảm được”.
Nhà giáo Phạm Toàn – Cố vấn chương trình Văn – Tiếng Việt, Trường PTLC Quốc tế Gateway
Theo Th.S Nguyễn Thị Thanh Hải - Phụ trách chương trình Văn - Tiếng Việt trường quốc tế Gateway, con đường giáo dục hiện đại nên tổ chức cho học sinh tự học, tự làm, tự cảm nhận và biểu đạt thay vì nghe giảng và nhại lại cảm thụ của người lớn.
Giáo viên không truyền thụ những cảm xúc, suy nghĩ của mình về tác phẩm cho học sinh chép lại mà tổ chức cho các em “đi lại con đường người nghệ sĩ đã đi, làm lại những thao tác chắt lọc mà người nghệ sĩ đã làm" để các em có thể sống bằng tâm trạng của người nghệ sĩ, từ đó dạy các em đến được với tâm trạng của chính mình.
Còn bà Phạm Diệu Hương cho rằng, "trẻ không nên học văn mà nên sáng tạo văn". Chính điều này sẽ hình thành nên tư duy phản biện.
“Văn học là sự trung thực của cảm xúc. Cho nên, thay vì quá coi trọng điểm số, hãy để trẻ tự do sáng tạo và thành thật với cảm xúc của chính mình. Học văn là để tìm ra mình, trở thành chính mình mà không phải là bản sao của ai đó, kể cả đó là sự khác biệt”, bà Hương nói.
Thúy Nga
Chương trình phổ thông mới dạy học sinh chống đạo văn thế nào?
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chú trọng dạy học sinh cách tôn trọng bản quyền của người khác.