Tham dự hội nghị có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn; nguyên Phó Chủ tịch nước,ỗtrợtriệuđồngngườinhưngvẫnkhôngtuyểnđượcgiáoviêsoi kèo crystal palace vs brighton Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hỗ trợ 100 triệu đồng/người nhưng không tuyển được giáo viên Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, chia sẻ về tình trạng thiếu nhiều giáo viên và khó khăn trong công tác tuyển dụng, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, dù có chính sách thu hút, hỗ trợ. Theo ông Duy, tổng số giáo viên của tỉnh hiện mới đạt 86,5% so với định mức. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tuyển dụng, bình quân 2 đợt/năm, với tổng chỉ tiêu tuyển là 2.532, song số đăng ký chỉ là 1.359 (chiếm 53,7%). Số trúng tuyển cũng chỉ là 726, chỉ chiếm 53,4% số dự tuyển và chỉ chiếm gần 29% tổng số chỉ tiêu tuyển. “Ví dụ, giáo viên Tiếng Anh và Tin học, thu hút tuyển mới lên vùng cao với mức hỗ trợ 100 triệu đồng/trường hợp, nhưng chúng tôi vẫn chưa tuyển mới được trường hợp nào”, ông Duy nói. Ông Đỗ Đức Duy kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, giao bổ sung biên chế giáo viên cho tỉnh đảm bảo đủ định mức theo quy định. Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị nghiên cứu, bổ sung các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ đặc thù đối với giáo viên, nhân viên tại các địa bàn đặc biệt khó khăn... để tạo điều kiện thu hút, tuyển dụng, giữ chân người đang công tác. Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm nâng cao chế độ lương và phụ cấp để giúp giáo viên yên tâm, gắn bó với nghề. Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cũng cho biết đội ngũ giáo viên của tỉnh thiếu rất nhiều, nhất là các môn Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục quốc phòng. Cà Mau dự kiến phân 600 biên chế viên chức cho ngành giáo dục, tuy nhiên hiện nay số được giao này lại không có nguồn tuyển, nên cũng khó khăn. Trong khi đó, số giáo viên tăng cường từ miền Bắc vào (15-20 năm trước) giờ đây cũng có nguyện vọng chuyển đi địa phương khác; mỗi năm khoảng 200 người. Ông Luân cho thông tin Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo ngành sư phạm cũng gặp khó khăn cần được tháo gỡ. “Trung ương cũng cần có các chương trình kiên cố hóa trường lớp, đặc biệt là nhà công vụ cho giáo viên để giáo viên yên tâm, gắn bó dạy học và công tác”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nói. Bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng cho biết tỉnh còn thiếu 836 giáo viên, đời sống vật chất và tinh thần đối với hầu hết các nhà giáo đang công tác tại các xã ở vùng sâu, vùng xa khó khăn. Do đó, lãnh đạo tỉnh Kon Tum kiến nghị rà soát, ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số như: Chính sách thu hút, chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề, hoàn thiện đồng bộ chính sách tuyển dụng đối với sinh viên đào tạo cử tuyển, đào tạo theo nghị định 116 là người người dân tộc thiểu số về công tác tại địa bàn khó khăn. Bên cạnh đó, tỉnh này kiến nghị bổ sung chỉ tiêu số lượng người làm việc còn thiếu cho ngành Giáo dục và đào tạo và không cắt giảm 10% số lượng người làm việc đối với địa bàn khó khăn. Theo Bộ GD-ĐT, tại các địa phương, biên chế sự nghiệp giáo dụcđược giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Đồng thời, việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ tinh giản biên chế 10% đã làm tình trạng thiếu giáo viên càng chậm được khắc phục. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định. Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận còn tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 - 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người). Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT và các địa phương phối hợp kiểm tra, rà soát tình hình tuyển dụng biên chế giáo viên bổ sung cho giai đoạn 2022-2026. Thủ tướng yêu cầu đảm bảo nguyên tắc “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp nhưng phù hợp”. Để làm được điều này, Thủ tướng cũng yêu các địa phương cầu cần làm tốt bài toán về quy hoạch.Giáo viên than trường học quá nhiều cuộc thi làm khổ cả thầy và trò
Giáo viên cho rằng một số cuộc thi còn mang tính hình thức, nặng bệnh thành tích, gây tốn kém thời gian, tiền bạc và vất vả cho cả thầy lẫn trò.