Chương trình Toán ở Mỹ,ọcsinhViệtđượcdạylàmthợgiảiToánnhưngkhôngbiếtdùngđểlàmgìtrực tiếp bóng đá nữ hôm nay Singapore như thế nào? Tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán và từng có thời gian nghiên cứu về giáo dục Mỹ, Singapore, thầy giáo Nguyễn Bá Phong (Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Vinh) nhìn nhận, tại các quốc gia như Mỹ, Singapore, việc dạy, học Toán nhằm phát triển năng lực tư duy logic và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó, không tập trung vào những kiến thức cao siêu, học sinh sẽ được học những bài toán gắn liền với các tình huống thực tế có vấn đề. Chương trình học tại đây cũng không đánh đố học sinh. Thay vì những con số, phương trình, công thức khô khan, những bài toán thường rất hấp dẫn. Việc hình thành nội dung các bài toán và học Toán sẽ theo quy trình 4 bước gồm: Quan sát các tình huống thực tế để phát hiện ra vấn đề cần giải quyết; Tìm kiếm một mô hình toán học để thể hiện được bản chất của vấn đề thực tế đó; Giải quyết mô hình toán học đó và tìm ra đáp án; Áp dụng kết quả có được vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề. “Cũng vì mọi bài toán ở bậc phổ thông đều được thể hiện dưới dạng một tình huống thực tế nên trông… không có gì là toán học cả”, thầy Phong nói. Dù học sinh vẫn sẽ được rèn kỹ năng giải toán, nhưng theo thầy Phong, có hai kỹ năng quan trọng hơn trẻ học được là khả năng tìm ra mô hình toán học phù hợp áp dụng vào tình huống thực tế có vấn đề và khả năng áp dụng kết quả có được vào giải quyết vấn đề mang tính thực tế. “Những bài toán kiểu này rất hấp dẫn và kích thích người học, giống như thỏi nam châm hút lấy người học vậy. Bản chất, trẻ em Mỹ hay Singapore khi học Toán là để rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn”. Còn ở Việt Nam, thầy Phong thẳng thắn nhìn nhận, người học mới chỉ được học một kỹ năng duy nhất là kỹ năng giải toán. “Bài toán thường do thầy cô nghĩ ra hoặc sẵn có trong sách, được thêm bớt các giả thiết, kết luận để tạo ra vô số các bài toán khác nhau với độ khó tăng dần, từ đó thách thức, đánh đố học sinh. Do đó, trẻ sẽ không học được kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề, tìm kiếm mô hình phù hợp để giải quyết và vận dụng vào thực tế. Cho nên, nhiều học sinh giải toán rất giỏi, nhưng lại không biết sử dụng kỹ năng đó để làm gì và thông qua đó tạo ra giá trị cho cộng đồng”, thầy Phong thẳng thắn. Toán học vẫn cần thiết Dù vậy, theo thầy Bá Phong, mỗi người có 3 loại năng lực làm nền tảng cho sự phát triển gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy và năng lực tự học. Thông qua môn Toán, năng lực tư duy sẽ được phát triển. Do đó, dù mong muốn làm ở bất cứ lĩnh vực gì, người học cũng đều cần phải học toán, ít nhất là hết phổ thông. Tuy nhiên, thầy Phong cho rằng, việc nghiên cứu toán đến mức độ nào nên tùy vào nhu cầu mỗi người. Ví dụ, những người mong muốn sau này sẽ làm các lĩnh vực liên quan đến khối khoa học kỹ thuật cần thiết phải học và nghiên cứu sâu về toán. Trong khi, những người có xu hướng làm các công việc liên quan đến xã hội, chỉ cần học toán đủ để ứng dụng trong cuộc sống, không cần học đến mức cao siêu như tích phân, vi phân, lượng giác… Thầy Phong lấy ví dụ, tại bậc phổ thông ở Mỹ, Toán vẫn là môn học bắt buộc. Ngoài những phần nội dung cơ bản mọi học sinh đều phải học, có những phần nâng cao để học sinh được lựa chọn. Những em có định hướng sẽ tiếp tục theo học các ngành liên quan đến toán ở bậc đại học, có thể lựa chọn các lớp toán nâng cao hơn. “Không nên nghĩ chương trình Toán ở Mỹ nhẹ. Học sinh nếu chọn hướng nghiên cứu liên quan đến Toán thường học rất nặng, thậm chí, có những phần lựa chọn bậc phổ thông tại Mỹ còn tương đương với trình độ đại học, ví dụ những nội dung liên quan đến giải tích và đại số tuyến tính. Nếu cấp 3 học sinh lựa chọn môn này, khi lên đại học các em sẽ không cần phải học lại nữa”. Điều này cũng giống như những học sinh định hướng lựa chọn ngành Kinh tế, sẽ học Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, hay muốn học ngành Kinh doanh sẽ lựa chọn môn Marketing ngay từ bậc phổ thông. Tuy nhiên dù học gì, theo thầy Phong vẫn nên là do học sinh lựa chọn, dựa trên sự tư vấn để phù hợp với xu hướng tính cách, sở thích, đam mê chứ không nằm trên sự áp đặt chung của nhà trường.
|