Sẽ xây dựng trung tâm xạ trị Proton đầu tiên của miền Bắc_kết quả v-league chiều nay
Thông tin trên được Giám đốc Bệnh viện K cho biết,ẽxâydựngtrungtâmxạtrịProtonđầutiêncủamiềnBắkết quả v-league chiều nay sáng 1/11, trong ngày thứ 2 diễn ra hội thảo Điều trị đa mô thức bệnh ung thư và Quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số - Cập nhật ASCO 2024.
Theo GS Quảng, xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa trong điều trị ung thư. Sau hơn 100 năm đưa vào ứng dụng, xạ trị đã thực sự trở thành phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư.
Trong thực tế điều trị ung thư, hiện có khoảng 50%-60% các phác đồ điều trị đa mô thức bệnh ung thư có vai trò của xạ trị.
Giám đốc Bệnh viện K cho biết thêm, nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang áp dụng phương pháp xạ trị bằng bức xạ hạt như proton, ion nặng là phương pháp xạ mới, hiện đại, an toàn cho một số bệnh lý thay thế các chùm xạ trị photon (tia-X), electron (điện tử) từ máy gia tốc thẳng truyền thống.
Nhiều kỹ thuật xạ trị mới khác đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị ung thư nhi khoa, một số loại bệnh khó điều trị và giảm thiểu các biến chứng của xạ trị cho người bệnh.
"Tại Việt Nam, ứng dụng các kỹ thuật xạ trị trong ung thư tại Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, rất đáng khích lệ.
Như tại Bệnh viện K, các kỹ thuật như: Xạ trị không gian ba chiều theo hình dạng khối u (3D-CRT); xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh (IGRT), xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung (VMAT/ RapidArc), xạ trị áp sát liều cao hướng dẫn hình ảnh 3D bằng CT/MR… góp phần rất đáng kể nâng cao hiệu quả trong điều trị ung thư", GS Quảng nói.
Theo Giám đốc Bệnh viện K, hội thảo lần này có rất nhiều chuyên gia hàng đầu quốc tế về lĩnh vực xạ trị tham gia đến từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, 2 chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản chia sẻ về nền tảng và ứng dụng lâm sàng của xạ trị Ion carbon; liệu pháp xạ Proton trong điều trị ung thư...
Các kết quả nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật xạ trị mới, điều trị đa mô thức trong điều trị nhiều loại bệnh ung thư được chuyên gia Pháp, Mỹ trình bày. Đây là cơ hội quý báu để các chuyên gia trao đổi ý kiến, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng trong điều trị ung thư.
Theo GS Quảng, quy mô các cơ sở điều trị ung thư hiện tại mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu.
Chính vì thế, các cơ sở điều trị ung thư luôn quá tải, các bác sĩ, máy móc đều làm việc hết công suất. Sắp tới, Bệnh viện K4 sẽ được xây dựng, với quy mô gần gấp rưỡi K3 hiện nay sẽ giúp giảm tải cho người bệnh.
Bệnh viện K cơ sở 4 tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì (Hà Nội) quy mô khoảng 8,6ha. Bệnh viện K sẽ đầu tư, xây dựng cơ sở 4 để phát triển kỹ thuật cao như xạ trị proton, những kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất trên thế giới.
Trung tâm xạ trị Proton gồm khu sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ tại chỗ và một số giường điều trị sẽ được đặt tại Bệnh viện K cơ sở 4.
"Việc đầu tư xây dựng trung tâm ung thư chất lượng cao được trang bị các hệ thống máy xạ trị tiên tiến tầm khu vực và thế giới nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư, người bệnh có thể hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ngay tại Việt Nam, không phải đi nước ngoài điều trị", GS Quảng nói.