Luật sư tư vấn:
Khi tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh cần nắm rõ các quy định của pháp luật về thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh để đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi. Thay đổi địa điểm kinh doanh gồm thay đổi địa điểm kinh doanh cùng quận và thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận. Trong trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh khác quận,ủtụcchuyểnđịađiểsoi cau st luật sư tư vấn như sau:
Nghị Định 78/2015/NĐ - CP về đăng ký doanh nghiệp sửa đổi bổ sung bơi Nghị Định 108/2018/NĐ- CP tại Điều 40. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
1. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Ảnh minh họa |
2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận Giấy đề nghị, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định trên, trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ lên Chi cục thuế cũ để chốt thuế. Hồ sơ gồm:
- Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Sau đó, thực hiện chốt hóa đơn nếu công ty có sử dụng hóa đơn như sau:
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý đó đến thời điểm chuyển trụ sở;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp chưa chốt xong hóa đơn, nợ thì kéo dài thời hạn giải quyết), doanh nghiệp nhận Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm - mẫu số 09-MST tại Bộ phận một cửa.
Bước 2. Thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh
Hồ sơ gồm:
- Mẫu 09-MST do cơ quan thuế cấp;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Bước 3: Trường hợp con dấu của công ty có thông tin địa chỉ cũ thì cần khắc lại con dấu và công bố mẫu dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bạn căn cứ theo quy định trên để thực hiện.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Văn phòng có thuê 2 sinh viên làm việc bán thời gian (part-time), buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6, với công việc là thiết lập và sửa đổi dữ liệu bản đồ, mức tiền công 25.000 đồng/giờ.