Xổ số 88Xổ số 88

Huy chương của người khuyết tật_lịch thi đấu ngoai hạng anh

Điều này có thể xuất phát từ việc Paralympic không được truyền thông đưa tin rầm rộ cũng như nhận được ít tài trợ về tài chính hơn. Tuy nhiên,ươngcủangườikhuyếttậlịch thi đấu ngoai hạng anh đối với cộng đồng khuyết tật thế giới, Paralympic Games luôn là một sự kiện được chờ đợi. Những khoảnh khắc hạnh phúc vì chiến thắng hay đau đớn, thất vọng do thất bại của những con người đặc biệt luôn để lại trong lòng người hâm mộ cảm xúc rất khó tả.

Tôi đã dành những ngày nghỉ lễ Quốc khánh vừa qua để ngồi trước màn hình xem hàng loạt trận thi tài không kém phần quyết liệt, hấp dẫn và nhiều kịch tính so với những trận đấu ở Olympic.

Ngày thi đấu thứ ba, Sheetal Devi, tuyển thủ người Ấn Độ dùng hai ngón chân phải nhặt mũi tên để sẵn dưới đất, đưa lên lắp cây cung của mình. Cô dùng miệng gắn chốt bắn vào đầu mũi tên, rồi tiếp tục dùng ngón chân kẹp chặt vào cánh cung, đẩy thẳng về phía trước một cách dứt khoát. Dây cung căng ra, cô bé nheo mắt ngắm...

Từng động tác thi đấu của Devi cuốn hút và làm cho người xem thật sự hồi hộp. Ba lần giương cung bằng chân cho loạt bắn đầu tiên, cả ba mũi tên bay vút về phía tấm bia, cắm thẳng vào đúng hồng tâm trong tiếng vỗ tay reo mừng của đồng đội. Ba điểm 10 tuyệt đối cho cung thủ vừa tròn 17 tuổi.

Devi là cung thủ nữ duy nhất trong số bốn vận động viên bắn cung không có tay tại kỳ Paralympic Paris 2024. Cô ra mắt ở bài thi bắn cung hỗn hợp cá nhân dành cho nữ với loạt bắn chính xác tuyệt đối. Dù cuối cùng, sau các loạt bắn tiếp không thành công và để vụt mất tấm huy chương vàng, màn trình diễn ấn tượng ở loạt bắn đầu tiên của Devi được đăng tải trên trang mạng xã hội X và tạo ra cơn sốt với gần 50 triệu lượt xem.

Khuôn mặt khả ái cùng những gì cô bé làm được tại kỳ đại hội này thật sự truyền cảm hứng cho khán giả. Rất nhiều vận động viên đặc biệt như Devi trong số 4.400 vận động viên khuyết tật đã tham gia thi tài và để lại nhiều ấn tượng tại cuộc thi năm nay.

Paralympic Games 2024 cũng tạo ra nhiều cảm xúc trong lòng người xem ngay từ những giây phút đầu tiên của lễ khai mạc tổ chức trên Quảng trường Concorde. Những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo do các nghệ sĩ khuyết tật thực hiện thật sự hay và mang nhiều ý nghĩa. Cùng một đạo diễn, nhưng khác với lễ khai mạc của Olympic nhiều tranh cãi và mang tính chia rẽ trước đó, chương trình khai mạc Paralympic phản ánh trọn vẹn tinh thần đoàn kết, cùng nhau hướng đến chiến thắng để vượt qua mọi giới hạn.

Lịch sử hình thành của Paralympic bắt nguồn từ năm 1948 khi bác sĩ người Đức, Ludwig Guttmann tổ chức cuộc thi thể thao nhỏ cho dành cho các cựu binh bị chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Stoke Madeville, Anh Quốc. Cuộc thi này trùng vào thời điểm diễn ra Olympic 1948 ở London, được gọi là Stoke Mandeville Games và trở thành tiền thân của Paralympic.

Năm 1960, cuộc thi được công nhận là Paralympic Games lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Rome của Italy. Hơn 400 vận động viên khuyết tật đến từ 23 quốc gia. Từ đó, Paralympic được tổ chức bốn năm một lần, tiếp sau mỗi kỳ Olympic.

Qua thời gian, giống như Olympic, Paralympic trở thành một sự kiện thể thao quốc tế hàng đầu với nhiều môn thi đấu hiện đại như bơi lội, điền kinh, bóng rổ trên xe lăn, cử tạ, cầu lông, bóng bàn, đua xe đạp, quần vợt, bắn cung...

Không còn đơn thuần là một sân chơi thể thao, Paralympic mang nhiều ý nghĩ lớn lao hơn khi trở thành biểu tượng của sự đa dạng, hòa nhập và khả năng vô hạn của con người bất kể tình trạng thể chất.

Theo số liệu của Ủy ban Olympic Quốc tế, tính đến nay, đã có 16 kỳ Paralympic mùa hè và 13 kỳ Paralympic mùa đông được tổ chức kể từ năm 1960. Tính tổng cộng qua các kỳ, ước tính đã có hàng chục nghìn vận động viện khuyết tật từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới tham gia thi đấu, góp phần đưa Paralympic ngày càng trở nên quy mô hơn.

Hàng trăm kỷ lục đã được thiết lập. Người hâm mộ thể thao vẫn còn rất ấn tượng với kỳ Paralympic 2020 tại Tokyo, nơi mà những người "khổng lồ" khuyết tật đã phá vỡ tới 163 kỷ lục thế giới.

Việt Nam tham gia tranh tài ở Thế vận hội cho người khuyết tật khá muộn. Nếu các vận động viên thể thao Việt Nam lần đầu được diễu hành và giương cao cờ tổ quốc tại Olympic Moskva năm 1980 thì mãi đến 20 năm sau, các vận động viên khuyết tật mới có cơ hội được làm điều tương tự ở Thế vận hội Sydney 2000.

Tuy vậy, thành tích của vận động viên khuyết tật Việt Nam tại Paralympic không hề thua kém các vận động viên Olympic. Nếu Hoàng Xuân Vinh ghi dấu ấn lịch sử lần đầu cho đoàn thể Việt Nam bằng chiếc huy chương vàng môn bắn súng tại Olympic 16 ở Rio de Janeiro, Brazil thì lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công cũng mang lại niềm tự hào cho Việt Nam với chiếc huy chương cùng màu ở môn cử tạ ở Paralympic cùng kỳ.

Các kỳ thi đấu tiếp theo sau đó khi Vinh và các vận động viên khác ở Olympic thất bại, không đoạt huy chương nào thì Lê Văn Công, dù không tiếp tục có được kết quả cao nhất, cũng đã giúp cho Việt Nam duy trì mục tiêu có thành tích khi giành được huy chương bạc và đồng lần lượt ở Paralympic 2020 và 2024.

Nỗ lực của Lê Văn Công đã giúp cho thể thao khuyết tật Việt Nam vẫn còn nằm trong danh sách các quốc gia có thành tích cho đến thời điểm này. Cá nhân anh vẫn còn khát vọng được thi đấu tiếp tục ở Paralympic kỳ sau, nhưng thẳng thắn nhìn nhận, phong độ của Công khó còn được như khi tham gia những kỳ thi đấu vừa qua. Tuổi tác và chấn thương dai dẳng ở vai sẽ là những nguyên nhân trực tiếp cản trở con đường duy trì thành tích tiếp theo của anh.

Đội ngũ vận động viên khuyết tật đạt chuẩn thi đấu Paralympic hiện nay còn rất khiêm tốn cả về chất và lượng. Để tránh đi theo con đường đang đổ dốc của thể thao Olympic, nhà quản lý thể thao khuyết tật Việt Nam cần quan tâm, tiếp tục đầu tư và đào tạo những vận động viên trẻ để chuẩn bị sát cánh với Công trong tương lai.

Hà Đức Trí

赞(43535)
未经允许不得转载:>Xổ số 88 » Huy chương của người khuyết tật_lịch thi đấu ngoai hạng anh