Tháng đầu tiên của năm 2016 vừa đi qua,ânkhúcsedanđangdầnbịthấtsủbóng đá tỷ lệ thị trường tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng của phân khúc bán tải và CUV, trong khi những chiếc sedan đang tự lui dần khỏi bảng xếp hạng 10 dòng xe bán chạy.
Đối với ngành công nghiệp ôtô, có thể nói sedan là dòng xe phổ biến nhất. Trừ những thương hiệu khác biệt như Lamborghini, Ferrari, Koenigsegg,... thì hầu hết, sedan luôn có trong danh mục sản phẩm của các nhà sản xuất.
Năm 2014, bảng xếp hạng 10 dòng xe bán chạy nhất mọi thời đại được công bố, sedan chiếm đến 6. Bao gồm Chevrolet Impala, Volkswagen Passat, Honda Accord, Honda Civic, Ford Escort và “ông hoàng” Toyota Corolla. Minh chứng cho sự gắn liền giữa lịch sử ngành công nghiệp ôtô và dòng xe có động cơ, khoang hành khách và khoang chứa đồ tách biệt.
Sedan là dòng xe phổ biến nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô. |
Việt Nam không phải ngoại lệ. Những cái tên nổi tiếng như Toyota Camry, Toyota Corolla, Toyota Vios, Honda Civic hay Daewoo Lacetti đã thể hiện rõ sự hưng thịnh ở phân khúc sedan những năm trước đây. Tuy nhiên, thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi. Những tiêu chí đặt ra trước khi mua xe đã hướng nhiều vào giá trị sử dụng, không còn quá coi trọng vào hình thức, khiến cho phân khúc sedan đang dần bị thất sủng.
Tháng đầu tiên của năm 2016 vừa đi qua, doanh số tiếp tục thể hiện rõ hướng đi tương lai của thị trường. Toyota Vios vẫn giữ vị trí số 1 nhưng khách hàng phần lớn là các hãng taxi, phục vụ mục đích kinh doanh. Cặp đôi Toyota Camry và Toyota Altis “vắng bóng”, Mazda3 và Kia K3 nằm ở nửa dưới. Nhường chỗ cho sự lên ngôi của dòng xe bán tải và CUV (Crossover).
Tính riêng khu vực tầm giá 1 tỷ đồng. Năm 2015, phân khúc sedan chỉ tăngtrưởng ở mức 19,1% so với năm 2014 (theo báo cáo VAMA). Thậm chí sốlượng bán ra của Toyota Camry còn sụt giảm 6 đơn vị. Trong khi phân khúcCUV lại có được thành công với mức tăng 34,9%.
Xe bán tải (trên) và SUV (dưới) đang lên ngôi. |
Ở những lựa chọn thấp hơn, thị trường có 2 ngôi sao sáng là Mazda3 và Kia K3 cùng mức tăng đều của Toyota Vios. Doanh số cộng dồn xe hạng B và C trong năm 2015 là 33.529 chiếc, cao hơn nhiều so với 16.670 chiếc ở phân khúc xe bán tải. Nhưng nếu so sánh với năm 2014 về tăng trưởng thì con số 73,6% (xe bán tải) lại cao hơn 52,7% của phân khúc sedan hạng B và C.
Cũng trong năm 2015, các nhà sản xuất đua nhau tấn công vào phân khúc SUV. Hyundai lần lượt giới thiệu i20 Active, Creta và Tucson 2016. Kia mang đến Sportage. Cùng với đó là Suzuki Vitara và Renault Duster. Gần đây Mazda đưa phiên bản 2016 của CX-5 về Việt Nam, tiếp tục cuộc đua với Honda CR-V.
Thị trường bán tải còn sôi động hơn. “Ông lớn” Ford, Nissan, Mitsubishi, Toyota, Mazda đều tăng nhiệt cho sản phẩm bằng cách giới thiệu phiên bản mới. Thay đổi thiết kế, trang bị và được ưu đãi thuế phí là những lý do khiến doanh số những chiếc sedan cùng tầm giá chững lại.
Vấn đề sedan mất sức hút trong tương lai không thuộc về phía nhà sản xuất mà vì bản thân chiếc xe. Sedan có tầm nhìn hẹp, không gian chứa đồ ít và gầm xe thấp, không phù hợp cho nhiều địa hình hay những chuyến đi dài ngày. CUV làm tốt được những điều trên, thậm chí nội thất cũng sang trọng không kém. Có người nói rằng, “Tôi chỉ thấy người ta đổi xe từ sedan sang CUV hoặc SUV chứ chưa thấy ngược lại bao giờ”.
Không chỉ tại Việt Nam, xu hướng này đang bao trùm ngành công nghiệp ôtô tại nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là thị trường Mỹ, nơi xe bán tải là lựa chọn của số đông, CUV tăng trưởng nhanh, còn sedan lại “dậm chân tại chỗ”.
Năm 2015, xe bán tải và CUV chiếm 59% thị phần ôtô tại nơi đây. Toyota cho biết, trong tương lai, doanh số hàng năm của RAV4 sẽ vượt qua Camry do thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ đang thay đổi. Mức tăng trưởng trong năm 2015 của Camry chỉ vỏn vẹn có 0,2% trong khi RAV4 là 17,8%. Hơn nữa, thương hiệu Nhật Bản đã phải tăng nhân công và nhà máy để cung ứng kịp nhu cầu của khách hàng đối với 2 dòng xe bán tải Toyota Tundra và Toyota Tacoma.
(Theo Autodaily)
Ô tô Toyota: Thảm họa an toàn trên đỉnh cao số 1(责任编辑:La liga)