Ngày xưa người Hà Nội ở chật chội lắm. Nhà tôi có 8 người ở trong một phòng rộng chừng 30m2,àytôiđiBvàmónquàmẹdúivộivàotaylúctàuchuyểnbáđội hình man utd gặp burnley kê mỗi góc một chiếc giường to. Bà nội ngủ riêng một giường. Hai thằng con trai với bố một giường. Ba đứa con gái với mẹ một giường. Nhưng cứ đến giờ ngủ là tôi lẻn sang giường mẹ. Các em bé hơn được nằm bên cạnh mẹ. Tôi lớn hơn, lại không có tiêu chuẩn nên nằm dưới chân. Ban ngày không sao, cứ tối đến phải chạm vào người mẹ, có hơi mẹ tôi mới ngủ được. Nằm ở dưới chân, mẹ ý tứ đã đành, mấy đứa em không biết gì, cứ nhè mặt tôi mà đạp. Lắm đêm khi tôi đã ngủ, bố lặng lẽ bế tôi sang giường bố cho rộng. Nhưng hễ tỉnh dậy là tôi lại mò sang giường mẹ. Nhiều đêm mẹ phải trở dậy bế tôi nằm lên trên để mẹ nằm dưới chân.
Tận đến năm học lớp 5, lớp 6 tôi vẫn ngủ với mẹ. Một lần ở trại trẻ nơi sơ tán thấy mẹ bạn khác đến thăm mà mẹ mình không đến như đã hẹn, tôi vừa nhớ mẹ, vừa sốt ruột nên đã đi nhờ xe đạp của một cô đến thăm con, từ nơi sơ tán ở Hà Tây (cũ) chở về Hà Nội. Đến nhà trời tối rồi mà tôi vẫn không thấy mẹ. Bà nội bảo: Trời thì tối, tôi lại sợ ma nên cứ vừa đi vừa chạy. Thấy tôi, mẹ ngạc nhiên và mừng lắm. Tôi chạy tới ôm chầm lấy mẹ, vừa vui, vừa tủi thân thế nào ấy, nước mắt chảy ròng ròng. Mẹ cũng rưng rưng. Các cô làm cùng thì cười bảo: Chưa bao giờ tôi được ăn bát mỳ ngon và nóng sốt như thế. Ăn xong mẹ bảo tôi vào phòng ngủ. Biết tôi sợ ma. Mẹ nhờ các cô làm giúp rồi đưa tôi vào giường nằm ôm tôi cho tới khi tôi ngủ mới ra làm tiếp. Lúc tỉnh dậy không thấy mẹ. Tôi tung chăn chạy ra ngoài. Nhìn thấy mẹ trong bộ đồ bảo hộ xanh công nhân đang thái hành, tôi sà đến. Mẹ cười thật tươi. Trong không gian thơm nồng mùi nước dùng, mùi hành tươi, hình ảnh mẹ cười thật ấm áp. Ngày tôi chuẩn bị "đi B", đơn vị đóng quân ở trong các nhà dân tại một làng nhỏ thuộc Văn Điển. Trời hôm đó xám xịt, sũng nước, mưa cứ rả rích cả ngày. Vậy mà mẹ tôi vẫn đội mưa đạp xe kẽo kẹt gần hai chục cây số đến thăm tôi và ở đến tận chiều. Lúc ra về mẹ còn hẹn sáng hôm sau sẽ ra ga Văn Điển để tiễn tôi lên đường.
Đêm đấy, đơn vị đột ngột hành quân ra Thường Tín và sẽ lên tàu từ ga Thường Tín để vào Nam. Địa điểm xuất quân thay đổi nhưng tôi không có cách nào để báo cho mẹ biết. Chỉ âm thầm tiếc là không được gặp mẹ lần cuối và ngậm ngùi, xót xa nghĩ đến cảnh một mình mẹ vò võ đợi chờ trên sân ga. Đến lúc tàu hú còi chuẩn bị chuyển bánh, tôi nghe một thằng bạn cùng tiểu đội chạy đến gọi: -Hùng! Mẹ mày đến tìm kìa. Thời tiết sau Tết se se lạnh mà hai bên thái dương mẹ mồ hôi chảy đầm. Rồi mẹ vội vàng lấy từ trong chiếc làn treo ở ghi đông xe đạp ra một gói bọc giấy báo dúi vào tay tôi. Tôi chỉ kịp xiết chặt mẹ trong vòng tay rồi nhảy lên con tàu đang từ từ chuyển bánh. Nhìn xuống, thấy mẹ vừa lấy ống tay áo quệt nước mắt, vừa cầm cái nón trên tay, giơ lên cao, vẫy vẫy. Hình như mẹ còn cố nói với tôi điều gì, nhưng tiếng động của cả đoàn tàu khiến tôi không thể nghe được. Chiếc nón trắng của mẹ tôi, của bao người đi trên đường, cả những cánh tay cứ vẫy mãi, vẫy mãi cho đến khi đoàn tàu xa khuất. Về đến toa của mình tôi mở gói giấy báo mẹ đưa. Sau lớp báo, lớp lá chuối xanh nõn là nửa con gà vàng ươm ấp lên một vầng xôi trắng còn nóng hổi, thơm phức. Đấy là món tôi thích ăn nhất. Nhưng sao lúc đó nước mắt tôi cứ ứa ra. Nhìn quanh, mấy thằng bạn cũng thế. Gói xôi phải cất đi cho đến tận ga Thanh Hoá mới bị bọn cùng tiểu đội lôi ra đánh chén. Hùng Lý
Kỳ 1: Tình và tiền từ bài học của bốKhông thấy bà bán rau quay lại, tôi lo lắng hỏi bố: Có khi nào bà ấy bị làm sao nên không trở về được không? Bố tôi thản nhiên: Bà ấy chẳng bị làm sao đâu con trai ạ. Đồng tiền to quá làm bà ấy mờ mắt thôi. |