Tuy nhiên,ỹđangthắngthếTrungQuốctrongcuộcđnhận định bong đa theo báo cáo vừa được Tập đoàn công nghệ Cisco (Mỹ) công bố hôm 19/2, họ không cần quá căng thẳng vì Mỹ đang thắng thế trong cuộc đua này.
Đến năm 2022, mạng không dây thế hệ 5 (5G) sẽ là nền tảng cho 9% kết nối dữ liệu di động trên khắp Bắc Mỹ. Con số này ở châu Á vào thời điểm đó chỉ là 4%, theo báo cáo thường niên "Chỉ số mạng ảo" (VNI) của Cisco.
Đây là lần đầu tiên Cisco dành riêng một phần trong VNI để báo cáo về công nghệ 5G. "Mỹ đã có khởi đầu tốt để thay đổi các chính sách hỗ trợ phát triển 5G. Trong khi đó, những khu vực khác trên thế giới vẫn chưa thực hiện những sự thay đổi chính sách như Mỹ. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ không thay đổi trong 12-18 tháng tới" – bà Mary Brown, giám đốc cấp cao phụ trách các vấn đề liên quan đến chính phủ của Cisco, chia sẻ.
Tập đoàn CN Huawei (Trung Quốc) công bố mạch tích hợp 5G Balong 5000 ở Bắc Kinh vào ngày 24/1. Ảnh: AP |
Khởi đầu sớm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định quốc gia nào sẽ định hình và hưởng lợi từ những đổi mới về ứng dụng, dịch vụ cùng những lợi ích kinh tế khác mà công nghệ 5G mang lại, theo các nhà phân tích chính sách.
Khi Mỹ dẫn đầu cuộc đua phát triển công nghệ 4G, nó đã tạo ra sự trỗi dậy cho nền kinh tế ứng dụng, vốn vẫn do các công ty Mỹ thống trị đến ngày hôm nay, theo bà Brown.
Giới chức liên bang và giám đốc viễn thông Mỹ đã kêu gọi tăng tốc phát triển 5G bằng việc bãi bỏ các chính sách cũ và ban hành các chính sách mới có lợi cho công nghệ này, viện dẫn lý do cạnh tranh khốc liệt trên toàn thế giới.
"Phải đặt sự thống trị công nghệ 5G làm sứ mệnh quốc gia nếu muốn phát triển kinh tế. Chúng ta không thể để những quy tắc hiện tại trói buộc tương lai của 5G" – ông Ajit Pai, chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ, phát biểu trong một hội nghị diễn ra tại Nhà Trắng hồi năm ngoái.
Ảnh chụp tháp 5G đầu tiên của nhà mạng Optus (Úc) tại thủ đô Canberra vào ngày 31-1. Ảnh: EPA |
Mặc dù châu Á - Thái Bình Dương sẽ có số thiết bị 5G cao hơn gấp đôi so với Bắc Mỹ vào năm 2022 nhưng khu vực này chỉ chiếm một thị phần nhỏ nhoi trong số khoảng 422 triệu thiết bị 5G thật sự trên thế giới, theo Cisco. Bắc Mỹ chiếm "miếng bánh" lớn nhất trong khi hầu hết phần còn lại (khoảng 6,5%) thuộc về Tây Âu.
Đến lúc này, đa phần khách hàng vẫn chưa được thực sự trải nghiệm công nghệ 5G. Điện thoại thông minh 5G đầu tiên nhiều khả năng cuối năm nay mới ra mắt, theo báo South China Morning Post.
Theo NLĐ/Washington Post
Tướng James Jones, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói rằng Trung Quốc đang đi trước Hoa Kỳ một bước khi tiếp thị các thiết bị mạng 5G thế hệ tiếp theo.