Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV,ịquyếtĐạihộiĐảngbộhuyệnDầuTiếngCụthểhóathếmạnhdulịchbằngđềábong da ty le tv nhiệm kỳ 2015-2020, Huyện ủy Dầu Tiếng đã xây dựng đề án phát triển du lịch huyện Dầu Tiếng giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Việc xây dựng đề án này nhằm xây dựng thương hiệu du lịch đặc trưng để Dầu Tiếng trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Lòng hồ Dầu Tiếng, một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách Ảnh: P.V
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của huyện Dầu Tiếng trong phát triển du lịch thời gian tới là khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện, qua đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để xác định bước đi phù hợp với thực tiễn; cụ thể hóa thế mạnh về du lịch trong mối tương quan với du lịch khu vực lân cận và cả nước; quảng bá và xây dựng hình ảnh, hệ thống thương hiệu du lịch Dầu Tiếng tạo nét đặc trưng, ấn tượng và hấp dẫn; tuyên truyền, chuyển biến nhận thức về vai trò của du lịch, có cơ chế, chính sách để phát huy nội lực, khai thác ngoại lực, vận động nhân dân và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng làm du lịch. Bên cạnh đó là xây dựng phong phú các sản phẩm du lịch, tour, tuyến du lịch bao gồm cả đường thủy và đường bộ, kết nối tuyến du lịch liên tỉnh; xây dựng và phát triển ngành du lịch của Dầu Tiếng nhằm hình thành nên hệ thống sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút khách tạo nguồn thu về dịch vụ - du lịch, đưa ngành du lịch phát triển góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Đảng bộ huyện định hướng giai đoạn 2016-2020: Khu vực núi Cậu và bán đảo Tha La (xã Định Thành) dự kiến phát triển vườn thú bán hoang dã; hình thành khu nghỉ dưỡng có chất lượng tại hồ Cần Nôm; phát triển du lịch tham quan vườn cây ăn trái, dã ngoại ven sông, kết hợp thưởng thức loại hình giao lưu đờn ca tài tử - cải lương; tiếp tục trùng tu nâng cấp các di tích để nhân dân đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa cách mạng.
Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết, huyện sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư vào khu du lịch hồ Dầu Tiếng - núi Cậu và thành lập Ban quản lý các khu di tích để tổ chức tuyên truyền, quảng bá về truyền thống, lịch sử của huyện Dầu Tiếng; đồng thời góp phần quản lý, duy tu tốt các di tích trong thời gian tới. Để làm được điều này cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong quản lý, phát triển du lịch như tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước từ huyện đến cơ sở, trong đó có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành huyện, các địa phương và các doanh nghiệp trong việc đầu tư, xây dựng phát triển các mô hình, sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu và nghiên cứu phát triển các mô hình, sản phẩm du lịch. Một giải pháp nữa theo ông Hồng là phát triển nguồn nhân lực chuyên môn vừa để định hướng và tăng cường năng lực hoạch định chính sách, vừa để hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực du lịch.
Đảng bộ huyện Dầu Tiếng cũng xác định, nguồn nhân lực cộng đồng cũng là giải pháp quan trọng. Trong đó, huyện sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cộng đồng dân cư địa phương quanh vùng có khu, điểm du lịch về đặc điểm của các ngành nghề du lịch, những lợi ích từ hoạt động du lịch mang lại để tạo sự đồng thuận chung trong phát triển du lịch… Ông Nguyễn Mạnh Hồng cho biết thêm: “Huyện sẽ quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất như đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp theo đúng tiêu chuẩn quốc gia; phát triển kết nối các điểm du lịch và liên kết khu vực; phát triển cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống, hệ thống các cơ sở thương mại dịch vụ; phát triển giao thông đường bộ, tập trung các trục giao thông chính kết nối các tour, tuyến du lịch của địa phương; hệ thống giao thông đường thủy, tập trung phát triển hệ thống đường thủy, bến thủy tại các điểm tham quan du lịch; bảo đảm công tác vệ sinh môi trường và xử lý chất thải”.
Trong những năm qua, nhờ lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, một số loại hình du lịch trên địa bàn huyện Dầu Tiếng đã được bảo tồn, duy trì, thu hút được lượng khá lớn người dân và du khách đến tham quan như: Khu du lịch sinh thái núi Cậu; lễ hội miếu Bà Thiên Hậu; lễ hội Kỳ Yên và Kỳ Bông; Khu du lịch sinh thái Đọt - Champa; Khu du lịch sinh thái Bến Súc. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 10 di tích lịch sử cấp tỉnh và 1 di tích cấp quốc gia như: Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, vườn cây cao su lâu năm thời Pháp thuộc, di tích thành lập tiểu đoàn Phú Lợi, rừng lịch sử Kiến An… đã được công nhận và được đầu tư xây dựng, bảo tồn. Đây là những địa điểm thu hút khách tham quan tìm hiểu lịch sử địa phương này. Lượng du khách đến với Dầu Tiếng tại các điểm du lịch, các khu di tích và các lễ hội đều tăng lên hàng năm. Số liệu thống kê trong năm 2015 là trên 300.000 lượt, tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng...
Tuy du lịch Dầu Tiếng có bước phát triển nhưng theo đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về du lịch của huyện. Vì vậy, phát triển du lịch được coi là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược của huyện từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong lộ trình, huyện xác định, giai đoạn 2016-2020, định hình cơ bản mô hình phát triển của du lịch huyện với các nét văn hóa truyền thống, lợi thế đặc trưng tại các tuyến điểm du lịch trọng điểm với từng định vị rõ ràng. Qua đó, tạo nên một bức tranh du lịch Dầu Tiếng hoàn thiện với những nét riêng, không trùng lặp với các địa phương khác. Đến năm 2030, du lịch Dầu Tiếng tổ chức đưa, đón và phục vụ 1 triệu lượt khách, tăng gấp ba so với năm 2015; tổng doanh thu du lịch đạt 6 - 8 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với năm 2015...