TSMC sẽ 'bơm' hàng chục tỷ USD vào nhà máy sản xuất chip ở Mỹ_kết quả tỷ số ngoại hạng

TSMC là nhà sản xuất chiptiên tiến nhất thế giới và các kế hoạch đầu tư của họ đang được theo dõi chặt chẽ trong bối cảnh tình trạng thiếu chip toàn cầu.

Năm ngoái,ẽbơmhàngchụctỷUSDvàonhàmáysảnxuấtchipởMỹkết quả tỷ số ngoại hạng TSMC đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư từ 10 đến 12 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chip tiến trình công nghệ 5 nm ở bang Arizona (Mỹ).

{keywords}
TSMC sẽ 'bơm' hàng chục tỷ USD vào nhà máy sản xuất chip ở Mỹ

Theo thông tin từ Reuterscho biết, nhà máy được tiết lộ trước đây có thể là nhà máy đầu tiên trong số 6 nhà máy được lên kế hoạch tại địa điểm này.

Hiện tại, các quan chức của TSMC đang xem xét về việc liệu nhà máy tiếp theo có phải là một nhà máy tiên tiến hơn có thể sản xuất chip với tiến trình công nghệ 3 nm hay không.

Nguồn tin thân cận nói với Reuters rằng, nhà máy sản xuất chip bán dẫn tiến trình công nghệ 3 nm tiên tiến hơn phải đầu tư từ 23 tỷ đến 25 tỷ USD.

Chi tiết về kế hoạch của TSMC đối với các nhà máy bổ sung tại bang Arizona chưa được báo cáo trước đây.

Các quan chức cũng đã phác thảo kế hoạch để TSMC sản xuất chip bán dẫn thế hệ tiếp theo với tiến trình công nghệ 2 nm và nhỏ hơn khi nhà máy tại bang Arizona được xây dựng trong vòng 10 đến 15 năm tới.

Trong việc xây dựng các nhà máy, TSMC có khả năng cạnh tranh với Intel (Mỹ) và Samsung (Hàn Quốc) để được nhận trợ cấp từ chính phủ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã đề xuất gói tài trợ lên tới 50 tỷ USD để hỗ trợ cho việc sản xuất chip trong nước và dự kiến sẽ được Thượng viện Mỹ thông qua trong thời gian tới.

Liên quan đến gói tài trợ này, một số quan chức chính phủ Mỹ lo ngại rằng các khoản trợ cấp cho TSMC có thể giúp ích cho Đài Loan tiếp tục tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ bán dẫn vượt lên trên Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch trợ cấp của Mỹ không loại trừ các công ty nước ngoài.

Các quan chức chính phủ và ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, khu vực sản xuất chip trong nước mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia. Mặc dù các hãng chip của Mỹ như Qualcomm và Nvidia đang thống trị thị trường của họ trên toàn cầu, hầu hết chip của họ được sản xuất ở châu Á.

Intel cũng đã cam kết mở thêm hai nhà máy sản xuất chip mới ở bang Arizona, trong khi Samsung đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 17 tỷ USD liền kề với một cơ sở hiện có ở Austin, Texas (Mỹ).

Bên cạnh đó, một cuộc tranh luận về cách thúc đẩy sản xuất chip cũng đang diễn ra ở Liên minh châu Âu (EU).

Theo đó, Intel đã thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đến những nỗ lực đó, với việc Giám đốc điều hành của Intel – ông Pat Gelsinger đã đề xuất một khoản đầu tư có thể lên tới 9 tỷ USD cho một xưởng đúc mới (Eurofab) trong chuyến đi đến Brussels vào tháng trước.

Liên quan đến việc kêu gọi đầu tư vào nhà máy sản xuất bán dẫn ở EU, Ủy viên phụ trách ngành công nghiệp EU – ông Thierry Breton, người đã ủng hộ ý tưởng Eurofab, cũng đã có cuộc làm việc với bà Maria Marced - Chủ tịch khu vực Châu Âu của TSMC vào tháng trước. Theo một số thông tin có được thì cuộc làm việc này đã không đạt được kết quả khả quan.

Người phát ngôn của TSMC nói rằng, công ty không loại trừ bất kỳ khả năng nào, nhưng không có kế hoạch cho một nhà máy sản xuất chip bán dẫn ở châu Âu.

TSMC đã từ chối bình luận về chi tiết cụ thể của kế hoạch phát triển nhà máy ở Arizona, nhưng Giám đốc điều hành CC Wei của TSMC tiết lộ rằng nhà máy có thể mở rộng thêm nữa sau giai đoạn đầu. Ông cho biết công ty sẽ đánh giá hiệu quả và nhu cầu của khách hàng để quyết định các bước tiếp theo.

Nhà máy đầu tiên của TSMC tại Arizona sẽ có quy mô tương đối nhỏ, với sản lượng dự kiến là 20.000 tấm wafer mỗi tháng. Trong khi nhà máy của TSMC ở Đài Loan có thể sản xuất 100.000 tấm wafer mỗi tháng.

Phan Văn Hòa(theo Reuters)

Khủng hoảng chip có thể kéo dài tới 2023

Khủng hoảng chip có thể kéo dài tới 2023

Các nhà phân tích nhận định nguồn cung bán dẫn còn căng thẳng thêm vài năm nữa.  

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Chiêm ngưỡng vật bằng vàng của triều đại Baekje tại Bảo tàng lịch sử quốc gia
下一篇:Bên trong 'siêu' đô thị bị quy hoạch treo gần 30 năm giữa lòng Sài Gòn