Theâncàngkêugiásữacàngtăbong dalu funo thống kê riêng của chúng tôi, trong vòng 3 năm trở lại đây các hãng sữa đã có hơn 10 lần tăng giá. Trung bình mỗi năm ít nhất có 2 lần sữa tăng giá và chưa hề điều chỉnh giảm giá lấy một lần, kể cả sữa sản xuất trong nước lẫn sữa nhập khẩu. Việc tăng giá của các hãng sữa được lý giải với rất nhiều lý do. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu làm giá sữa chỉ có tăng mà không giảm là do tâm lý chuộng hàng ngoại của chính người tiêu dùng...
Giá sữa tăng là tại các “thượng đế” sinh hàng ngoại hay tại nhà cung cấp?
Sữa mỗi nơi mỗi giáSau khi có thông báo giá từ phía nhà phân phối sữa (ngày 9-1), đồng loạt các đại lý, cửa hàng bán lẻ các sản phẩm sữa đều niêm yết tăng giá bán từ 3 - 10%. Các loại sữa nước tiệt trùng, sữa đặc tăng 3%, sữa bột tăng từ 5 - 10%. Nhìn chung, các sản phẩm sữa bột nhập khẩu có mức tăng rất cao từ 6.000 - 57.000 đồng/hộp, tùy loại. Chẳng hạn, sữa Enfa Mama A+ hộp giấy, loại 650g tăng từ 189.000 đồng lên 195.000 đồng/hộp; sữa bột cô gái Hà Lan step 1 gold loại 900g tăng từ 188.000 đồng lên 204.000 đồng/hộp. Đặc biệt, sữa Pedia Sure B/A loại 1,8kg tăng mạnh từ 636.000 đồng lên 693.000 đồng/hộp...
Đành rằng khi có thông báo tăng giá từ nhà cung cấp thì các đại lý, cửa hàng bán lẻ đương nhiên phải niêm yết và bán theo giá mới. Thế nhưng, hiện tại giá bán của các đại lý, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn TX.TDM lại có giá khác nhau, thậm chí một số cửa hàng còn đẩy giá lên cao hơn vài ngàn đồng/hộp so với mức giá niêm yết tại các đại lý lớn. Cùng loại sữa Enfa Mama Chocolate 400g, cửa hàng N.N (TX.TDM) bán giá 130.000 đồng/hộp, nhưng tại cửa hàng K.L giá bị đẩy lên 138.000 đồng/hộp, còn tại cửa hàng K.P thì giá chỉ có 125.000 đồng/hộp!
Một nhân viên tiếp thị của hãng sữa Abbott cho biết, sở dĩ giá sữa bán lẻ tại các cửa hàng không thống nhất theo giá đề nghị của nhà cung cấp là do... cạnh tranh. Có cửa hàng bán ra với giá thấp hơn giá niêm yết của hãng cho khách hàng quen hoặc bớt phần hoa hồng được chiết khấu từ hãng để thu hút khách hàng. Còn chủ một cửa hàng sữa bán giá cao tại TX.TDM thì cho biết, trước khi có thông báo chính thức tăng giá bán, nhà cung cấp hứa sẽ chiết khấu trung bình khoảng 10.000 đồng/mỗi hộp sữa, nhưng đến khi kiểm kê hàng tồn tại cửa hàng thì công ty lại tính theo khung giá mới. Phần chênh lệch do tăng giá cửa hàng phải thanh toán lại cho công ty. Rốt cuộc chúng tôi không còn lời khi đã bán giá cũ cho khách hàng trong khi phải thanh toán phần đội lên cho công ty. Do đó, chúng tôi phải nâng giá sữa để bù lại phần thiếu hụt đã bán trước đây.
Giá sữa tăng do tâm lý chuộng ngoại
Sữa là mặt hàng thực phẩm cần thiết cho mọi đối tượng từ trẻ em, người già cho đến người bệnh. Với nhiều gia đình, sữa là nguồn dinh dưỡng chính mà bố mẹ dành cho con trẻ, vì thế họ luôn có nhu cầu tìm mua các loại sữa bổ dưỡng cho con. Nắm được tâm lý này, cứ khoảng vài tháng là một loại sữa mới ra đời với tên mới, trong thành phần có thêm các chất đặc biệt như tiền tố DHA, AA rồi A+ hay omega 3, omega 6, canxi... hoặc hương trái cây mới, bao bì mới với giá bán cao hơn sản phẩm cũ từ 5.000 - 10.000 đồng/hộp. Dĩ nhiên là những loại sữa “đặc biệt” này luôn được các bậc cha mẹ quan tâm cho nên giá thường đắt hơn các loại sữa thông thường.
Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng là những loại sữa càng mắc tiền thì càng nhiều dưỡng chất nên các hãng đã thi nhau quảng cáo phóng đại giá trị của những dưỡng chất nói trên để đánh vào tâm lý người tiêu dùng và kết quả là người tiêu dùng “sính” sữa ngoại... lãnh đủ! Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, ngụ An Thạnh, huyện Thuận An, cho biết từ khi bé vừa tròn một tuổi, gia đình chị chỉ chọn mua duy nhất loại sữa XO (Hàn Quốc) cho con. Khi được hỏi sao chị không chọn sữa nội, chị chia sẻ: “Vợ chồng tôi thu nhập chỉ đủ trang trải nhưng tôi phải chọn cho bé loại sữa tốt nhất, bởi hàng ngoại bao giờ chẳng tốt hơn hàng nội, tôi tin là gia đình nào cũng nghĩ như vậy, bởi mỗi nhà chỉ có 1 - 2 đứa con nên muốn dành mọi điều tốt nhất cho con”.
Theo nhận xét chung của nhiều người bán sữa, do tâm lý chuộng ngoại của người tiêu dùng khi tin rằng sữa mắc là sữa tốt, khiến giá sữa ngoại luôn có xu hướng tăng mà không hề giảm, kéo theo giá sữa trong ngoài tăng... đều trời! Từ đầu tháng 1, khi các hãng sữa ngoại nhập thông báo tăng giá thì sữa Việt Nam cũng bắt đầu tính toán để đưa ra mức giá mới. Quan sát thị trường sẽ dễ dàng nhận thấy, cùng với các nhãn sữa nhập ngoại, các nhãn sữa Việt Nam cũng luôn trong trạng thái “rượt đuổi” nhau về mặt bằng giá để khẳng định vị thế và hình ảnh trên thị trường. “Chỉ cần thấy có hãng tăng giá thì các hãng khác ngay lập tức tìm cách điều chỉnh giá tăng theo, làm cho áp lực giá mặt hàng này ngày càng thêm căng thẳng.
“Thượng đế” lãnh đủ!
Giá sữa tăng thiệt thòi trước tiên thuộc về người tiêu dùng. Chính vì thế, có không ít người tiêu dùng, nhất là những người thu nhập thấp khi cầm hộp sữa trên tay thường đắn đo suy tính thiệt hơn. Chị Nguyễn Thị Thiệt, thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, cho biết: “Tôi đang nuôi con nhỏ mà sữa là nhu cầu không thể thiếu, trung bình một tháng tôi chi dùng khoảng 1 triệu đồng tiền sữa, nếu giá sữa tăng lên 10%, đồng nghĩa với việc mỗi tháng tôi mất thêm 100.000 đồng. Giá sữa tăng còn khiến giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác tăng theo càng làm cho đời sống gia đình khó khăn hơn. Vì giá sữa tăng nên tôi quyết định thay thế sữa ngoại nhập bằng các dòng sữa Việt Nam để giảm bớt chi phí”.
Theo chị Thiệt, khi giá sữa ngoại nhập tăng cao sẽ là cơ hội cho sữa nội chất lượng tốt, giá cả hợp lý vượt lên khẳng định uy tín với người tiêu dùng. Ngược lại, nếu sữa nội tiếp tục “té nước theo mưa” thì sẽ đánh mất niềm tin nơi người tiêu dùng và cơ hội kêu gọi người Việt sử dụng hàng Việt của mặt hàng này coi như phá sản. Vì vậy, để chiếm lĩnh thị trường, thiết nghĩ các hãng sữa Việt Nam không nên tăng giá sữa vào những thời điểm nhạy cảm và càng không nên tăng giá sữa một cách bất hợp lý.
Nhìn lại những lần tăng giá trong 3 năm qua, có những đợt giá sữa tăng hết sức vô lý. Ví dụ như vào thời điểm tháng 3-2009, mặc cho giá sữa nguyên liệu trên thế giới giảm, giá các loại sữa bột vẫn tăng khiến Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã không ít lần đưa ra các biện pháp quản lý giá. Đại diện các cơ quan chức năng Bộ Tài chính từng khẳng định giá sữa tại Việt Nam cao bất hợp lý. Còn Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương cũng từng có điều tra chứng minh giá sữa ở Việt Nam cao hơn giá sữa cùng loại ở một số nước trong khu vực từ 60% đến trên 200%. Đáng tiếc là những biện pháp quản lý đó hầu như không có tác dụng làm giảm giá sữa. Sức ép của dư luận cũng không đủ “ép phê” để các nhà kinh doanh sữa tạm dừng điệp khúc tăng giá!
Thiết nghĩ, để lành mạnh hóa thị trường sữa, Nhà nước cần phải xem xét điều tiết lại những quy định về quản lý mặt hàng sữa nào không còn phù hợp thì phải sửa đổi, tránh tạo kẽ hở để các nhà sản xuất sữa “lách” luật, làm thiệt thòi người tiêu dùng.
TRÚC HUỲNH
Sẽ kiểm tra, thanh tra giá sữa tại các địa phương
Ngày 12-1 vừa qua, Bộ Tài chính đã có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Cục Thuế và các ban ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra giá hàng hóa nói chung và mặt hàng sữa nói riêng.
Riêng đối với mặt hàng sữa, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan tiến hành kiểm tra ngay các doanh nghiệp sữa và các đại lý trên địa bàn về việc thực hiện kết quả thanh tra tài chính và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về giá; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý giá, thực hiện các biện pháp về kinh tế, hành chính theo thẩm quyền, bao gồm: Quyết định đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi có biến động bất thường; phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý hoặc tăng giá do tăng phí hoa hồng, phí quảng cáo so với quy định hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá; kiểm soát chi phí, cơ cấu hình thành giá của các doanh nghiệp sữa, kiểm tra việc niêm yết giá; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt; không để xảy ra tình trạng đột biến về giá tại địa phương.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu Sở Tài chính các địa phương có báo cáo nhanh về tình hình và kết quả kiểm tra, thanh tra, tình hình thị trường, giá sữa tại các địa phương gửi về Bộ Tài chính trước ngày 20-1.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)