LTS:Với mỗi người,ịchdãmưarétmớithấyviệcmuaôtôlàsángsuốkết quả trận koln chiếc ô tô không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là tài sản lớn sau nhiều năm làm việc, tích cóp. Việc mua xe gì, bao nhiêu tiền và sử dụng với mục đích như thế nào luôn là đề tài muôn thuở với vô vàn những câu chuyện thú vị.
Dưới đây là chia sẻ của độc giả Đặng Trần Đức (Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội) về trải nghiệm của mình sau 2 năm quyết định tậu “xế hộp”.
Tôi năm nay 33 tuổi, đang làm ở một doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm; còn vợ tôi 31 tuổi, làm kế toán cho một cơ quan nhà nước. Giống như rất nhiều gia đình trẻ ở Hà Nội, chúng tôi đều quê xa lên Thủ đô lập nghiệp, phải chịu khó, vất vả cày cuốc và tích cóp nhiều năm mới có nhà, có xe.
Sở hữu ô tô luôn là ước muốn cháy bỏng của tôi. Khoảng cuối năm 2019, tôi bắt đầu nghĩ đến việc mua xe để phục vụ công việc và gia đình. Khi đó, vợ tôi mới sinh cháu thứ hai được vài tháng, nhu cầu đi lại, di chuyển của gia đình 4 người tăng đột biến. Chúng tôi không thể đi xe máy như trước đây được nữa và không phải đi đâu cũng gọi taxi, grab được.
Thời điểm đó, hai vợ chồng chỉ tiết kiệm được vỏn vẹn hơn 200 triệu. Khi biết tôi muốn mua xe, vợ tôi ra sức can ngăn vì nhà mới có thêm nhân khẩu nên trăm thứ tiền phải lo, tự dưng rước “cục nợ” về, vợ chồng càng thêm nặng gánh.
Thế nhưng, bỏ mặc lời can ngăn, bàn lùi của vợ, tôi vẫn quyết định mang hết tiền tiết kiệm đi tậu một chiếc xe cũ. Xe này tôi mua lại của một ông anh cùng công ty nên khá yên tâm về chất lượng và nguồn gốc.
Phải nói rằng, lần đầu được sở hữu ô tô có một cảm giác lâng lâng khó tả, vừa vui, vừa phấn khích. Dù chỉ là hạng xe cỏ rẻ tiền nhưng tôi vẫn rất tự hào mỗi khi được cưỡi lên “xế hộp”, không còn phải lo mưa nắng, rét mướt như trước nữa. Tiện nhất là những lần chở vợ con về quê, đi chơi hay đơn giản là đưa con đi tiêm, khám bệnh,…
Dù là xế sang hay chỉ là "xe cỏ" nhưng sở hữu ô tô vẫn luôn là niềm tự hào của nhiều người. (Ảnh minh hoạ) |
Tết năm ấy, nhờ có xe mà việc về quê nội, quê ngoại của gia đình chúng tôi trở nên nhẹ tênh, không còn cảnh bế bồng, tay xách nách mang đi xe khách như trước. Về quê ăn Tết bằng ô tô riêng dù sao cũng "oai phong lẫm liệt" với bà con xóm làng. Nhờ có "4 bánh", cái Tết của đại gia đình chúng tôi trở nên trọn vẹn hơn.
Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát, tôi càng thấy việc có xe thực sự giá trị. Khi tất cả taxi, xe công nghệ, xe khách,… phải dừng hoạt động và mọi người hạn chế ra đường thì tôi vẫn có thể lái xe đi làm và thường xuyên đi thị trường ở các tỉnh một cách an toàn.
Có hôm, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi của anh hàng xóm cùng toà nhà chung cư vào lúc nửa đêm. Ở đầu dây bên kia, anh hoảng hốt cho biết cô con gái 7 tuổi tự nhiên đau bụng dữ dội, nghi bị viêm ruột thừa và nhờ tôi đưa đi cấp cứu vì không có taxi để gọi, cũng chẳng biết nhờ ai.
Tôi rất sẵn lòng lấy xe đưa anh chị và cháu đi bệnh viện. Chỉ chưa đến 15 phút sau, cháu bé nhà anh đã được khám và tiến hành mổ ruột thừa kịp thời. Sau này anh chị cứ cảm ơn tôi mãi về đêm hôm ấy. Không lâu sau đó, ông anh này cũng quyết tâm tậu 1 chiếc xe cũ gần giống chiếc của tôi.
Qua mấy đợt dịch vừa rồi, công việc của tôi hầu như không bị ảnh hưởng mà còn đôi chút thuận lợi bởi chủ động được trong việc di chuyển.
Hai năm có xe là hai năm với nhiều câu chuyện vui buồn của cả gia đình, đã có cả những lúc phải “nằm đường” vì xe trục trặc. Thế nhưng, tôi vẫn chưa bao giờ hối tiếc với quyết định mua xe của mình.
Bà xã tôi lúc này đương nhiên không còn trách móc như trước mà ngược lại còn tỏ ra hài lòng, thích thú với “vợ hai” của tôi. Thậm chí còn gợi ý cuối năm nếu có điều kiện thì đổi một chiếc xe số tự động mới và lớn hơn vì cô ấy cũng thích được tự lái xe.
Độc giả Đặng Trần Đức(Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô cũ 75 triệu đồng mới mua hỏng liên tục, tôi có nên sửa để đi tiếp?
Chiếc Mazda 626 đời 1995 mới mua chưa được một tháng nhưng liên tục gặp vấn đề, xong bệnh cũ thì lại thêm bệnh mới khiến tôi cảm thấy chán nản, liệu có nên "đâm lao phải theo lao" khi số tiền sửa xe đã quá tiền mua.