Những khókhăn của Vinashin đang là vấn đề nóng tại diễn đàn Quốc hội. Trong ba ngày tới(22-23-24/11),áicấutrúcVinashinvìchiếnlượcbiểket qua tran canada tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chínhphủ, một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm sẽ là Vinashin.
Tại cuộcthảo luận ngày 3-11 vừa qua về phânbổ ngân sách, trong khi một số đại biểu bày tỏ bức xúc trước sự việc củaVinashin và đề nghị cần có Ủy ban điềutra quy trách nhiệm cụ thể thì cũng có không ít đại biểu đề nghị cần bình tĩnhvà có cái nhìn toàn diện để đưa ra các quyết sách hợp lý.
Khoản vay 86 nghìn tỷ không phải đãthất thoát
Theo đạibiểu Lê Văn Thành (Hải Phòng), giá trị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn Vinashin tập trung tới 60% trên địabàn thành phố này và hàng năm, Vinashin đóng góp khoảng 15% - 20% giá trị sảnxuất công nghiệp của thành phố.
Theo kếhoạch, từ nay đến cuối năm, Vinashin sẽ bàn giao tiếp 35 con tàu nữa với tổnggiá trị 152 triệu USD. Đại biểukhẳng định, rà soát của thành phố cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế của Tậpđoàn Vinashin có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của địa phương, nhưng khôngđến mức ghê gớm quá như một số thông tin đã đưa.
Cụ thể, năm2008 - 2009, Vinashin đóng góp khoảng 15% giá trị sản xuất công nghiệp củathành phố Hải Phòng, năm 2010 dự kiến còn 12%.
Cũng theođại biểu Thành, tổng giá trị tài sản của Vinashin hiện nay theo báo cáo của BộTài chính là 104 nghìn tỷ đồng, trong khi đó nợ vay là 86 nghìn tỷ đồng, vốnchủ sở hữu là 8 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn vay vẫn nằm trong các tài sảnchứ không phải đã thất thoát.
Đại biểuThành cũng cho rằng, ngoài một số tài sản Vinashin vay chưa phát huy được hiệuquả hoặc phát huy hiệu quả thấp như tàu Hoa Sen, sau khi khảo sát, đoàn khảosát của thành phố Hải Phòng khẳng định các thiết bị đầu tư của Vinashin rấthiện đại với công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu sản xuất chế tạo từ độngcơ đến cả con tàu tới 100 nghìn tấn.
Ngoài ra, 2vạn công nhân lao động có nghề của Vinashin cũng là một tài sản, một tiềm nănglớn, một lực lượng rất cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế.
Từ đó, đạibiểu Thành kiến nghị cần bình tĩnh, thận trọng để bàn bạc đưa ra các quyết sáchhợp lý.
Tái cấu trúc lại Vinashin
Cho rằngVinashin là bài học xương máu, đồng thời không đồng ý quan điểm đổ lỗi cho Thủtướng, cho Chính phủ, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) đặt câu hỏi, “nhữngngười nói gay gắt đã đến thăm Vinashin lần nào chưa, đã biết họ hoạt động nhưthế nào không”?
Là ngườiluôn thẳng thắn trong các phiên chất vẫn cũng như thảo luận tại các kỳ họp Quốchội, đại biểu Đào kiến nghị, Quốc hội nên cộng đồng trách nhiệm với Chính phủ về ngân sách, về vốn. Đồngthời, Chính phủ hãy lắng nghe một cách nghiêm túc, lắng nghe nhiều chiều.
Đồng tìnhvới nhận định trên, đại biểu Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) nhìn nhận, Vinashin làmột bài học kinh nghiệm rất cay đắng trong quá trình chúng ta điều hành kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo đạibiểu Trường, nên tái cấu trúc lại Vinashin cho hợp lý, bởi một quốc gia biểnkhông thể không có ngành đóng tàu. Các chiến lược biển của chúng ta sẽ khôngthực hiện được và lúc nào chúng ta cũng phải phụ thuộc vào các nước khác. Dovậy, việc tái cấu trúc lại Vinashin là việc nên làm.
Đại biểuNguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cho rằng, không nên vì một sự việc mà kéo lùi tưduy đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước đưa ra cách đây 10 năm tại cáchội nghị Trung ương khóa IX.
Có cái nhìnkhách quan hơn, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) đề nghị chúng ta cầnnghiêm khắc nhìn lại vấn đề điều hành và quản lý Nhà nước trong thời gian vừaqua. Nếu là lỗi do cơ chế thì phải sửa bởi cơ chế do chính chúng ta đặt ra, nếukhông sửa thì chúng ta sẽ tiếp tục có thêm những Vinashin mới.
“Hải trình” mới cho Vinashin
Trong mộtbước đi nhằm cải cách tổng thể, Chính phủ đã có định hướng trong việc tái cấutrúc nền kinh tế trong đó việc tái cơ cấu các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nướclà một trong những vấn đề quan trọngnhất. Riêng với Vinashin, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo tái cơcấu do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban.
Việc tái cơcấu nhằm đạt bốn mục tiêu: duy trì và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu vàsửa chữa tàu biển, sử dụng có hiệu qủa năng lực cơ sở vật chất đã và đang đầutư, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức tín dụng, đảm bảo đời sốngviệc làm cho người lao động.
Theo đề ánnày, lộ trình phát triển cho một Vinashin mới được xác định đến năm 2012 hết lỗvà 2014 sẽ có lãi.
Trao đổivới báo giới bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùngcho biết: Ban chỉ đạo hiện giải quyết ba việc cùng một lúc bao gồm ổn định tình hình sản xuất; thanh tra kiểm tra, điều tra để xử lý và cuối cùng đàm phán với các đối tác để xử lý nợ .
Được biết,triển khai Quyết định số 926/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam(Vinashin) thực hiện kết luận của BộChính trị, đến nay, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã cơ bản ổn địnhsản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập chongười lao động. Đến ngày 31-10, Vinashin đã bàn giao 32 tàu với tổng trịgiá 278 triệu USD, theo kế hoạch từ nayđến cuối năm Tập đoàn sẽ bàn giao tiếp 35 con tàu nữa với tổng giá trị 152triệu USD.
Một số đơnvị sau khi được cơ cấu, chuyển sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đãhoạt động trở lại. Hơn 1.000 công nhân của Nhà máy Đóng tàu Dung Quất đã trởlại làm việc, dự kiến tháng 1-2011 Nhà máy này sẽ hạ thủy tàu chở dầu 104 nghìntấn. Hầu hết các đội tàu viễn dương chuyển về Vinalines cũng hoạt động trở lại.
Một diệndiện mạo mới của Vinashin đang được hìnhthành và tin tưởng rằng trong tương lai không xa, những con tàu cỡ lớn với trangthiết bị hiện đại sẽ lại được xuất xưởng bởi chính những bàn tay người thợ đóngtàu Việt Nam.
Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đã được phê duyệt
Chiều qua (18-11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 2108/QĐ-TTg chính thức phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), mở ra một giai đoạn mới cho sự củng cố, ổn định và phát triển Tập đoàn này.
Theo quyết định, mục tiêu là sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển. Tập trung vào 03 lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển. Xây dựng Tập đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam sau khi tái cơ cấu là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp phụ trợ, đào tạo, phục vụ đóng và sửa chữa tàu biển, gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, bao gồm: công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động. Công ty mẹ và các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân, có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận chung của Tập đoàn.
TheoChinhphu.vn
(责任编辑:World Cup)
Tiểu Vy đẹp rực rỡ, Lương Thuỳ Linh nền nã dịu dàng
Tá hỏa vì chồng được lòng... hàng xóm
Viên kim cương đen quý hiếm có giá trị lên tới hàng triệu USD
Bí quyết giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware
177 tỷ đồng phi pháp, giám đốc rửa tiền qua các con và mua đất ở Lào Cai
Từ bãi rác thẳng tiến đến Harvard
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bảo đảm ATTT mạng mức cao nhất
Việt Nam đoạt 4 Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế
Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia quốc tế
Hình thành văn hóa bảo mật để tăng khả năng phòng vệ trước tấn công ransomware
Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
Dự án chung cư ồ ạt bung hàng, giao thông TP.HCM sắp 'tắc nghẹt'?