Chưa thỏa mãn
Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều tại các luật về thuế,áchãngôtôthủsẵnkếhoạchrờibỏViệkèo ngoại hạng do Bộ Tài chính công bố mới đây, cho thấy, sản xuất lắp ráp ô tô trong nước sẽ được hưởng thuế suất 10% thuế TNDN trong vòng 15 năm kể từ khi dự án có lợi nhuận. Các dự án cũng được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo, kể từ ngày được cấp phép, đi vào hoạt động.
Các dự án sản xuất ô tô có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng (300 triệu USD) trở lên, giải ngân trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp phép, sẽ nhận được ưu đãi đầu tư.
Tuy nhiên, theo các DN ô tô, chính sách ưu đãi này chưa đủ để xóa bỏ chênh lệch về chi phí sản xuất tại Việt Nam so với các nước trong khu vực. Họ cho rằng, nếu chỉ ưu đãi thuế TNDN trong khi phải đầu tư lớn, thời gian đầu chắc chắn không thể có lợi nhuận để được hưởng ưu đãi thuế.
Sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam có chi phí cao hơn 20% so với sản xuất tại Thái Lan, Indonesia... do sản lượng và tỷ lệ nội địa hóa thấp. |
Ngoài ra, việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống về mức 40% và 30% thì ngay xe nhập khẩu nguyên chiếc cũng được hưởng; như vậy, chỉ giúp tăng quy mô cho thị trường ô tô chứ không phải ưu đãi cho DN sản xuất ô tô trong nước.
Các DN cũng lý giải, đầu tư dự án lớn quy mô 300 triệu USD mà chỉ được hưởng ưu đãi cao về thuế TNDN như vậy là không đủ hấp dẫn. Ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam quá yếu kém, tỷ lệ nội địa hóa thấp, sẽ rất khó để tạo ra lợi thế cạnh tranh với xe nhập khẩu tại thị trường trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu sản phẩm.
Theo các DN ô tô, hiện sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam có chi phí cao hơn 20% so với sản xuất tại Thái Lan, Indonesia,... do sản lượng và tỷ lệ nội địa hóa thấp.
Tuy nhiên, do thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam đang giữ ở mức 50%, nên vẫn duy trì lợi thế cho xe sản xuất lắp ráp trong nước. Song, lợi thế này sắp không còn do mức thuế nhập khẩu sẽ giảm dần về 0% vào năm 2018. Khi đó, xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ đắt hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc và không thể cạnh tranh nổi.
Để duy trì sản xuất ô tô trong nước, thời gian qua, các DN đã kiến nghị lên Chính phủ hàng loạt chính sách, như hỗ trợ phần giá trị chênh lệch giữa sản xuất trong nước so với nhập khẩu, chỉ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe dung tích nhỏ sản xuất lắp ráp trong nước,... Tuy nhiên, các đề xuất trên không nhận được sự đồng tình.