Tại Trung tâm Nam học,áthiệnmắcungthưtinhhoàntừdấuhiệutinhhoàntráitobấtthườnhà cái hôm nay Bệnh viện Việt Đức, sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân thể trạng tốt, đặc tính sinh dục thứ phát nam giới bình thường.
Kết quả siêu âm cho thấy điều bất thường khi tinh hoàn trái có kích thước to gấp 6 lần tinh hoàn phải (vốn đã teo nhỏ), chiếm gần toàn bộ nhu mô là khối đặc giảm âm không đồng nhất. Trong khi đó, kết quả MRI cho thấy hình ảnh khối u tinh hoàn trái kích thước 36x26x30 mm. Giải phẫu bệnh cho kết quả ung thư tinh hoàntrái.
Bác sĩ Cao Đắc Tuấn, Trung tâm Nam học, cho biết do tổ chức xơ dính từ vết mổ cũ gây đã biến đổi cấu trúc giải phẫu khiến việc bộc lộ cuống mạch thừng tinh và cắt dây chằng bìu tinh hoàn trái gặp nhiều khó khăn, thời gian mổ kéo dài.
"Sau khi phẫu thuật mở tinh hoàn, phát hiện khối u chiếm gần toàn bộ thể tích tinh hoàn trái, mật độ cứng, màu vàng sẫm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt tinh hoàn trái, nạo vét hạch bẹn, chậu trái", bác sĩ Tuấn cho biết.
Vị bác sĩ cho biết thêm anh M. từng phẫu thuật hạ 2 tinh hoàn ẩn trong ổ bụng từ 12 năm trước. Phẫu thuật hạ tinh hoàn khi đã 27 tuổi được đánh giá là muộn. Dù đã hạ tinh hoàn xuống bìu nhưng kích thước tinh hoàn nhỏ, không tìm thấy tinh trùng trên mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ.
Trong lần khám lại sau phẫu thuật 4 tháng cách đây không lâu, bệnh nhân ổn định, không phát hiện di căn. Bác sĩ đã giải thích nguy cơ ung thư cả tinh hoàn bên phải về sau cho bệnh nhân.
"Với bệnh nhân này, dù ung thư di căn có thể được kiểm soát nhưng tỉ lệ có con rất thấp do tinh hoàn phải bị tác động của hóa chất làm teo nhỏ đi", đại diện nhóm nghiên cứu Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Ung thư tinh hoàn gặp ở khoảng 1% nam giới và là ung thư thường gặp nhất ở độ tuổi 15 đến 34. Đáng nói tình trạng tinh hoàn ẩn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn (5-10% bệnh nhân ung thư tinh hoàn có tiền sử ẩn tinh hoàn), trong khi đây là bệnh lý bẩm sinh phổ biến ở trẻ trai với tỷ lệ 3-5% ở trẻ đủ tháng, 30-45% ở trẻ sinh non.
Phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn làm giảm nguy cơ chung ung thư tinh hoàn, và việc này thực hiện càng sớm trước tuổi dậy thì càng có ý nghĩa bảo vệ cho trẻ. Điều này làm giảm khả năng ung thư và đảm bảo chức năng nội tiết, sinh sản; giảm nguy cơ teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn... Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật hạ tinh hoàn sớm, nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn cao hơn ở bệnh nhân ẩn tinh hoàn.
PGS.TS Nguyễn Quang, Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, cho biết ngày 22/7 sẽ diễn ra hội nghị khoa học toàn quốc về y học giới tính với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các chuyên ngành liên quan trong và ngoài nước. Hội nghị sẽ cập nhất các báo cáo, tiến bộ trong điều trị bệnh lý dương vật, sự lão hoá hệ sinh sản nam, rối loạn sinh dục nữ, hỗ trợ sinh sản...