Thông tư 23 năm 2021 của Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ,ởbanhđầuvàothạcsĩket qua vdqg thuy dien trong đó quy định việc tuyển sinh được tổ chức một hoặc nhiều lần trong năm do cơ sở đào tạo quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành.
Phương thức tuyển sinh do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển nhưng bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển.
Cơ sở đào tạo được tổ chức tuyển sinh trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp. Quy chế này được xem là “mở toang đầu vào” cho các trường đại học tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã thay đổi phương thức tuyển sinh từ thi tuyển thành xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc đại học và điều kiện ngoại ngữ. Chỉ trong đợt tuyển sinh cuối năm 2022, đã có gần 1.000 thí sinh trúng tuyển thạc sĩ. Nhiều ngành thu hút số người học lớn như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quản trị Nhân lực. Theo thống kê của trường này, trong hơn 32 năm đào tạo sau đại học, đã đào tạo hơn 15.000 thạc sĩ lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý công và luật…
Hiện tại, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đang tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2023- đợt 1 cho 15 chuyên ngành như Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Ngôn ngữ Anh… Thí sinh dự tuyển theo hình thức xét tuyển, việc xét tuyển được dựa vào điểm trung bình tích lũy của bậc đại học từ cao xuống đến khi hết chỉ tiêu theo thang điểm hệ 4.0.
Trường ĐH Kinh tế Tài Chính TP.HCM cũng đang tuyển trình độ thạc sĩ các chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Luật Kinh tế, Ngôn ngữ Anh với phương thức xét tuyển. Điểm xét tuyển là điểm trung bình tích lũy đại học theo thang điểm 4, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Điểm nhận hồ sơ từ 2.0 trở lên đối với các chuyên ngành.
Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện thi tuyển trình độ thạc sĩ đối với người Việt Nam, còn xét tuyển với người nước ngoài. Người học sẽ thi 3 môn gồm cơ bản (180 phút), cơ sở (180 phút) và ngoại ngữ (120 phút).
Còn Trường ĐH Y Dược TP.HCM tuyển sinh thạc sĩ cả hai hình thức thi tuyển và xét tuyển. Đối với thi tuyển, thí sinh sẽ dự thi hai môn là môn cơ sở và môn chuyên ngành. Đối với xét tuyển, nhà trường sẽ xét hồ sơ và đề cương nghiên cứu.
Theo Quyết định ban hành quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của ĐH Quốc gia TP.HCM áp dụng cho các đơn vị thành viên như: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế Luật, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH An Giang, Khoa Y… việc tuyển sinh trình độ thạc sĩ sẽ áp dụng phương thức tuyển sinh tuyển thẳng, xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
Theo đó, thực hiện tuyển thẳng người tốt nghiệp trình độ đại học trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM có ngành đúng với ngành đăng ký tuyển thẳng, và có năng lực ngoại ngữ theo quy định gồm: Người tốt nghiệp ĐH chính quy chương trình kỹ sư với chương trình đào tạo từ 150 tín chỉ trở lên; Người tốt nghiệp ĐH loại giỏi có điểm trung bình tích luỹ từ 8.0 trở lên (theo thang đánh giá 10); Người tốt nghiệp ĐH chính quy là thủ khoa ngành; Người tốt nghiệp ĐH đạt các giải 1,2,3 các kỳ thi Olympic sinh viên trong và ngoài nước.
Thực hiện xét tuyển người tốt nghiệp trình độ đại học ngành đúng, ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển; Người tốt nghiệp đại học các chương trình đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, AACSB, ACBSP, ABET, EUR-ACE, FIBAA, CTI; Người tốt nghiệp đại học chính quy từ các cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, HCERES có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
Người tốt nghiệp chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng của ĐH quốc gia TP.HCM; Người tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD-ĐT ở một số trường đại học của Việt Nam, có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10); Người tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
Sinh viên các ngành đào tạo liên thông từ trình độ đại học lên trình độ thạc sĩ của ĐH Quốc gia TP.HCM; Người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ quốc tế GMAT (Graduate Management Admission Test), GRE (The Graduate Record Examination) hoặc đạt kỳ thi đánh giá năng lực sau đại học của Đại học Quốc gia còn trong thời gian hiệu lực; Người nước ngoài.
Còn thực hiện thi tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển đối với các đối tượng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành gần, ngành khác với ngành dự tuyển. Như vậy, các đơn vị thành viên thuộc ĐH Quốc gia như: sẽ áp dụng quy định này đối với việc tuyển sinh thạc sĩ.
“So với trước đây việc tuyển sinh thạc sĩ bây giờ rất dễ dàng. Nếu trước đây tuyển sinh thạc sĩ chỉ áp dụng hình thức thi tuyển, thì nay các cơ sở đại học thực hiện đa dạng các phương thức như xét tuyển, thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Vấn đề là bên cạnh việc mở đầu vào thì có quá nhiều trường được đào tạo thạc sĩ nên chất lượng đào tạo đi xuống, tấm bằng thạc sĩ không còn được coi trọng" - một chuyên gia tuyển sinh nói với VietNamNet.
Thống kê của Bộ GD-ĐT năm học 2019 - 2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ là 59.518 nhưng chỉ tuyển được 41.551 học viên cao học (69,81%). Năm học 2020 - 2021, chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 56.069 nhưng cũng chỉ tuyển sinh được 40.640 (72,48%).
Bài 2: Mỗi năm “ế” hàng chục nghìn chỉ tiêu thạc sĩ, vì sao?
评论专区