Trước ông Trump, nhiều cựu lãnh đạo thế giới cũng từng bị truy tố_cúp nhà vua tây ban nha
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-25 13:08:52 评论数:
Hôm 30/5,ướcôngTrumpnhiềucựulãnhđạothếgiớicũngtừngbịtruytốcúp nhà vua tây ban nha bồi thẩm đoàn của tòa hình sự Manhattan, New York đã tuyên bố cựu Tổng thống Donald Trump “có tội” trong vụ làm giả hồ sơ kinh doanh để che đậy mối quan hệ giữa ông với nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels. Điều này khiến ông trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị kết án phạm tội hình sự. Vào ngày 11/7, toà sẽ tuyên mức án dành cho ông Trump.
Dù phiên tòa đã kết thúc, nhưng ông Trump vẫn phải đối mặt với 3 vụ truy tố khác bao gồm vụ kiện chống lại ông Trump và 18 người khác với cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 ở bang Georgia; một đại bồi thẩm đoàn liên bang ở Washington truy tố ông Trump âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020; và vụ truy tố liên bang cáo buộc ông Trump lưu giữ bất hợp pháp các tài liệu mật tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, cũng như cản trở nỗ lực thu hồi những tài liệu này.
Trên thực tế, ở những quốc gia khác, các cựu lãnh đạo cũng thường xuyên bị điều tra, truy tố, và thậm chí là đi tù. Vào tháng 3/2021, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị kết án 1 năm tù vì tội tham nhũng, và gây ảnh hưởng. Cuối năm 2021, một phiên tòa bắt đầu xét xử Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu liên quan đến vi phạm lòng tin, hối lộ, lừa đảo, và phiên tòa này vẫn đang diễn ra. Hay ông Jacob Zuma, cựu Tổng thống Nam Phi, người bị buộc tội rửa tiền và lừa đảo, có thể sẽ phải ra tòa vào năm 2025 sau nhiều năm trì hoãn.
Trên nguyên tắc, mọi người đều phải tuân theo pháp luật. Song việc truy tố các tổng thống hay thủ tướng thường bị coi là mang tính chính trị và gây chia rẽ, do họ là những người được công dân hoặc đảng phái của một nước tin tưởng để lựa chọn lãnh đạo.
Đáng nói, Israel còn là minh chứng cho nhà nước pháp quyền. Bởi nước này không đợi cho đến khi Thủ tướng Netanyahu rời nhiệm sở mới điều tra hành vi sai trái. Song một số thủ tục của tòa án đã bị chậm trễ, một phần là do ông Netanyahu sử dụng quyền lực nhà nước để chống lại cái mà ông gọi là “cuộc săn phù thủy”.
Tác động từ các vụ truy tố
Theo tờ The Conversation, nghiên cứu về những vụ truy tố các nhà lãnh đạo thế giới cho thấy hoạt động truy tố gây ra rủi ro ở các mức độ khác nhau.
Ông Sarkozy là tổng thống thứ 2 của Pháp trong thời hiện đại bị kết tội tham nhũng, sau ông Jacques Chirac vào năm 2011 vì tội nhận hối lộ và cố gắng hối lộ một thẩm phán. Pháp không bị ảnh hưởng sau cả 2 bản án trên. Thậm chí, ông Sarkozy còn đang phải đối mặt với cáo buộc tài trợ chiến dịch tranh cử bất hợp pháp từ Libya.
Việc truy tố các nhà lãnh đạo có thể củng cố nền pháp quyền. Điển hình, Hàn Quốc đã điều tra, và kết án 5 cựu tổng thống bắt đầu từ những năm 1990. Làn sóng truy tố chính trị lên đến đỉnh điểm là vụ luận tội Tổng thống Park Geun-hye vào năm 2018, sau đó là kết án và bỏ tù người tiền nhiệm Lee Myung-bak.
Các thể chế chính trị trưởng thành có đủ năng lực, và hệ thống tư pháp đủ độc lập để truy tố những chính trị gia có hành vi sai trái. Song các công tố viên, hoặc thẩm phán vẫn có thể lạm dụng việc truy tố. Nhưng việc lạm dụng truy tố có nhiều khả năng xảy ra hơn, và có khả năng gây tổn hại lớn hơn ở các thể chế non trẻ. Bởi cơ quan tư pháp càng yếu, các nhà lãnh đạo dễ dàng khai thác lỗ hổng để mở rộng quyền lực, hoặc hạ bệ đối thủ.
Cựu Tổng thống Luiz Inácio “Lula” da Silva từng bị bỏ tù vào năm 2018 vì nhận hối lộ. Nhiều người Brazil cho rằng, việc truy tố là nỗ lực chính trị hóa nhằm chấm dứt sự nghiệp của ông. Song ông Lula đã tái đắc cử vào tháng 10/2022 trước đối thủ là tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro. Hiện ông Bolsonaro bị điều tra liên quan đến cáo buộc gian lận trong việc đối phó với đại dịch Covid-19.