Nhiều TikToker thừa nhận phải "làm đủ trò" để giữ lượng người xem ổn định. Ảnh: Phương Lâm. |
Sở hữu tài khoản TikTok với 4,ảymúadiễnhàimongbánđượchàngtrêkết quả giải mexico liga de expansion2 triệu người theo dõi, Thiện Nhân bắt đầu phát trực tiếp mỗi ngày để bán đồ ăn. Những ngày đầu, anh nhập chè đóng gói, bao gồm các nguyên liệu có sẵn, để ra mắt khán giả. Háo hức livestream, sau hơn 2 tiếng, anh không có nổi một lượt mua trên nền tảng.
"Tôi cố gắng nói liên tục, kiên nhẫn đợi người vào xem để giới thiệu, nhưng 3-4 ngày mới bán được 1-2 gói. Gần đây, tôi chuyển sang bán bánh, đồ ăn vặt. Có khấm khá hơn, nhưng lại mất một khoản bù lỗ, đền tiền cho khách vì hàng giao đến kém chất lượng, không nguyên vẹn do lỗi vận chuyển của đơn vị liên kết", Thiện Nhân thở dài, chia sẻ với Zing.
Không kiểm soát được việc giao hàng
Theo Thiện Nhân, anh nhập đồ ăn từ cơ sở sản xuất về để tự gia công, đóng gói. Trước đó, anh dành 5 tháng để xin các văn bản cần thiết như giấy phép kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…
Nam TikToker 26 tuổi bức xúc vì nền tảng không cho phép người bán lựa chọn đơn vị giao hàng mà tự động phân bổ đến một đối tác được liên kết sẵn. Không có thêm sự lựa chọn, anh đành đặt cược niềm tin.
Hơn 3 tháng qua, anh đối mặt hàng loạt sự cố.
"Nếu bấm chọn đơn vị giao hàng này, người mua mới được trợ giá 15.000-20.000 đồng/đơn. Nhưng dường như do được ưu tiên, họ làm việc rất tệ. Một lần, món khô bò tôi bán bị hư hỏng do chuột cắn tại kho trung chuyển, nhưng họ vẫn đóng gói, dán tem lại và đưa cho người tiêu dùng. Khi nhận ra, khách hàng trực tiếp gọi cho tôi trách móc, đòi phản ánh lên mạng", anh kể.
Trao đổi với Zing, Thiện Nhân khẳng định sự cố trong quá trình xử lý đơn, xuất kho..., anh đều không được đối tác báo lại. Hàng vẫn giao đi và buộc người bán chịu trách nhiệm.
Thiện Nhân vừa bán vừa pha trò. Anh cho biết gặp nhiều rắc rối với đơn vị vận chuyển "độc quyền" của TikTok Shop. |
Những trường hợp như vậy, TikToker này chỉ biết xin lỗi, tự bỏ tiền của mình ra đền cho khách và chấp nhận lỗ vốn.
Ngoài ra, điều khiến anh lo lắng nhất là tên tuổi, uy tín của mình bị ảnh hưởng, từ đó kéo giảm doanh số bán hàng.
"Gần đây, tôi giao đi hàng trăm đơn đồ ăn vặt và có đến 10-15% sản phẩm hoàn về. Khách cho biết hàng đến tay bị vỡ nát, không giống ảnh nên từ chối nhận hàng. Tôi đành tự chịu thiệt bởi hệ thống không có cơ chế phản hồi, hỗ trợ. Sản phẩm khác có thể thu về bán lại, nhưng đồ ăn khó lòng làm vậy", anh lý giải.
Có lỗi kỹ thuật
2 tiếng là thời gian tối thiểu mà Minh Triết (TP.HCM) phải livestream trên TikTok Shop trong mỗi buổi bán hàng. Theo thuật toán, người bán cần phát trực tiếp kéo dài mới có thể tiếp cận được nhiều khách mua hàng.
Sở hữu kênh làm đẹp với gần 100.000 người theo dõi, Minh Triết cho biết chỉ liên kết và bán sản phẩm cho các nhãn hàng có tiếng, sau đó nhận hoa hồng.
Minh Triết thường phải giải thích, xin lỗi khách vì sự cố bán hàng, giao hàng của TikTok Shop. |
Tuy vậy, dù bán cho ai, anh và đối tác của mình đều khốn đốn khi nền tảng liên tục phát sinh lỗi kỹ thuật.
"Thời gian đầu, TikTok Shop hay bị lỗi việc nhấn mua, tức là khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng sau cùng lại trống rỗng. Một bất cập khác, đó là khi tôi đang bán thì hệ thống thông báo hết hàng. Họ quy định mỗi sản phẩm chỉ được giới hạn 100-200 lượt mua. Tôi phải liên hệ cho bên nhãn hàng để điều chỉnh tăng sản phẩm trong kho, khách mới có thể mua tiếp", Triết kể lại.
Tương tự Thiện Nhân, Minh Triết không ít lần gặp rắc rối với đơn vị vận chuyển mà TikTok Shop liên kết.
Theo đó, đơn vị này thường xuyên giao hàng trễ, khiến khách phải chờ đợi lâu.
Không vừa ý về quy trình nhận hàng, người tiêu dùng thường tìm đến TikToker (tức Minh Triết) để trách móc vì đây là kênh họ trực tiếp mua hàng.
"Khách mua là những người theo dõi tôi trên nền tảng, vì tin tưởng tôi nên mới ủng hộ. Khi họ phàn nàn về hàng hóa, tôi phải chịu một phần trách nhiệm", anh nói.
Trong khi đó, Tường Vy (22 tuổi, TP.HCM) cho biết một tháng nay, TikTok Shop ít tung ra mã giảm giá nhưng mắc rất nhiều lỗi khi phát trực tiếp.
Nhiều lần, khách hàng của cô xem livestream để săn ưu đãi, song liên tục bị "văng" khỏi ứng dụng và tuột mất cơ hội mua hàng.
"Hiện tại, mọi người tìm đến TikTok Shop mua hàng bởi săn được nhiều mã giảm giá hậu hĩnh. Một khi nền tảng không cung cấp mã, khách không còn mặn mà. Buổi livestream nào của tôi không có mã giảm giá, số người xem chỉ lác đác dưới 100, trong khi kênh của tôi có hơn 1,4 triệu người theo dõi", Tường Vy nói.
Đuổi theo luật chơi
Nguyễn Hải (TP.HCM) sở hữu kênh TikTok về thời trang nam với hơn 30.000 lượt theo dõi. Cứ 2 tuần một lần, anh lại livestream trên ứng dụng này nhằm thu hút lượt theo dõi và khách mua hàng.
Tuy vậy, một nền tảng, hàng nghìn người chơi, Nguyễn Hải phải tìm khung giờ phát trực tiếp "độc, lạ" để không phải cạnh tranh với hàng loạt đối thủ có mã giảm giá nhiều hơn mình.
Hải Nguyễn phải tìm những khung giờ livestream ít phổ biến để cạnh tranh với những bên bán giá rẻ hơn. |
"Ví dụ, các TikToker sẽ chọn buổi tối, từ khoảng 19h để bắt đầu livestream. Tôi lại chọn thời gian buổi trưa, từ 11h30, hoặc buổi chiều từ 16h. Nhờ lựa chọn khung giờ như vậy, tôi tiếp cận được một lượng khách hàng không nhiều, nhưng sẵn sàng mua hàng của tôi bởi ít sự lựa chọn", anh giải thích.
Không chỉ căn giờ livestream, TikToker này cũng phải liên tục cập nhật những quy định mới của nền tảng để kịp thời điều chỉnh nội dung.
Theo đó, với những buổi phát trực tiếp, anh phải nói liên tục trong 90 giây đầu để thu hút khách hàng vào xem. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, video của anh khó lòng tiếp cận thêm khách dù nội dung hay đến đâu.
Chưa hết, anh còn gặp bất cập về giá bán bởi TikTok Shop đề xuất nên giữ mức giá sản phẩm ở khoảng 99.000-275.000 đồng. Đây là con số sẽ được nền tảng ưu tiên để đẩy mức tiếp cận đến đông đảo khách hàng hơn.
"Với một nhãn hàng thời trang thiết kế, chúng tôi không thể bán hàng với mức giá này. Bao lần livestream, nói suốt nhiều tiếng, chưa lần nào tôi cán mốc 100 đơn hàng", anh thở dài.
Không phát trực tiếp đều đặn và đúng khung giờ, Phạm Thảo bị ảnh hưởng đến lượt xem và lượt mua. |
Theo một số người bán, TikTok Shop đưa ra rất nhiều "luật chơi", buộc người bán phải tuân theo nếu muốn duy trì lượt tương tác.
Như Phạm Thảo, một TikToker chuyên review thời trang, cho biết thường livestream bán hàng, giới thiệu sản phẩm vào 11h30-19h mỗi ngày.
Cô trung thành với lịch trình này suốt một thời gian dài nhằm đạt được lượt xem ổn định, khoảng 1.000-2.000 người/buổi.
Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề sức khỏe hoặc bận rộn, phải livestream lệch giờ quen thuộc, chắc chắn video của cô sẽ bị nền tảng "bóp" tương tác.
"Sự thay đổi về khung giờ sẽ khiến lượt xem tuột thê thảm, có thể chỉ đạt 10% so với thường nhật. Không phát trực tiếp đều đặn và đúng khung giờ, tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều", Phạm Thảo tâm sự.
Cô chia sẻ thêm khi mua hàng trên TikTok Shop, người tiêu dùng khó tìm kiếm sản phẩm một cách thuận tiện như tại các sàn thương mại điện tử khác.
Nền tảng này chưa nâng cấp giao diện phần tìm kiếm, cũng chưa công nhận gian hàng chính hãng đối với đối tác uy tín. Chính vì vậy, hầu hết khách hàng chỉ mua theo niềm tin đối với livestreamer.
'Làm đủ trò'
Sau vài giờ livestream trên TikTok Shop, nhiều người bán cho biết may mắn đạt doanh thu hậu hĩnh, dao động từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận phải đánh đổi sức khỏe, công sức, "làm đủ trò" để giữ lượng người xem ổn định.
Quay trở lại với Thiện Nhân, anh cho biết mỗi tuần phải phát trực tiếp đều đặn trong 7 ngày, một buổi cần nói chuyện liên tục trong 5-6 tiếng. Khi bán hàng, anh vừa ăn vừa kể chuyện, diễn hài nhằm tăng độ hấp dẫn.
"Bác sĩ cảnh báo tôi nếu còn tiếp tục gào hét như vậy, giọng nói sẽ thay đổi. Nhưng lo sợ giảm tương tác và không muốn để khán giả đợi chờ, tôi cố gắng làm 1-2 video lồng tiếng mỗi tuần, nói vừa phải để không ảnh hưởng đến cổ họng", anh bày tỏ.
Vừa livestream vừa hát hò, nhảy nhót, Vy chỉ nhận được 10-15% tiền hoa hồng, có khi ít hơn. |
"Lúc livestream, tôi phải diễn theo ý khán giả. Tôi biết nhiều người mua hàng chỉ vì ấn tượng với cách nói chuyện của tôi".
Khi được hỏi về thu nhập, Thiện Nhân thú nhận trong một buổi bán hàng, anh chốt được hơn 6.000 đơn.
Tính trung bình, anh thu lãi 87.000 đồng cho một phần đồ ăn vặt bán ra. Song sau đó, anh chia 40% lợi nhuận cho các TikToker gắn tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) review sản phẩm của mình.
Ngoài ra, anh cũng chi trả cho phí đóng hàng, rủi ro bù tiền khi hoàn hàng...
"Tôi sẽ có lãi khá hậu hĩnh nếu bán được nhiều đơn. Còn hôm nào bán được ít, tôi xác định livestream giao lưu với khán giả là chính", anh bộc bạch.
Còn với Tường Vy, cô thường hát và nhảy trong khi livestream để giữ chân người xem. Phải đứng trong thời gian dài, thay trang phục liên tục, nữ TikToker kiệt sức sau mỗi buổi làm việc.
"Mỗi lần phát trực tiếp, tôi nhận khoảng 15-20 mẫu quần áo từ các shop. Trong khi bán hàng, tôi vừa pha trò cho mọi người vui, đồng thời phải ghi nhớ về kích cỡ, giá bán, chất liệu của từng sản phẩm để không bị nói sai. Tôi không dám nghỉ ngơi, chỉ xin phép khán giả uống nước rồi bán tiếp vì nếu chững lại sẽ tụt view", Tường Vy nói.
Đến hiện tại, doanh thu cao nhất trong một buổi bán hàng của cô là 100 triệu đồng. Trong đó, cô nhận 10-15% tiền hoa hồng. Với các đơn hoàn hàng, Tường Vy coi như bỏ phí công sức vì không được lợi nhuận.
"Kiếm tiền trên nền tảng này không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe, thậm chí phải có nguồn vốn ổn định để giải quyết các rủi ro khi bán", cô nàng bình luận thêm.
Giữa tháng 4, TikTok ra mắt TikTok Shop, đánh dấu bước tham gia vào thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam.
Giống các sàn TMĐT phổ biến khác, tính năng này cho phép người dùng mua hàng thông qua các gian hàng của livestreamer trên ứng dụng. Người bán có thể là doanh nghiệp hoặc người quảng cáo trung gian.
Dù đang thu hút người dùng nhờ mở rộng sang mô hình thương mại điện tử, một số chủ shop cho rằng cách thức quản lý doanh thu của nền tảng tương đối mập mờ.
(责任编辑:Cúp C1)