Trà là loại thức uống quen thuộc,àxanhcólợichosứckhỏenhưngaikhôngnênuốgiải vô địch quốc gia y được nhiều gia đình Việt yêu thích, uống nóng hoặc đá đều rất ngon. Nhưng nên uống trà như thế nào để phát huy tốt tác dụng của thức uống này? Có nên uống trà trong bữa ăn hằng ngày và những ai không nên uống, thưa bác sĩ? (Lê Hương, Quảng Ninh). Thạc sĩ Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, tư vấn: Trà được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội đã được khoa học chứng minh. Trong thành phần của trà xanhchứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin. Các hợp chất sinh học phong phú trong trà xanh như polyphenol, alkaloid, amino axit, vitamin, flavonoid, flour, tanin, saponin có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, viêm khớp, bệnh tim, ung thư và giảm cholesterol, giảm cân… Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống nào khác, trà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc không đúng cách. Không nên uống trà trong bữa ăn Một số thành phần trong thực phẩm có thể tương tác với nhau, ngăn cản hấp thụ và có khi còn gây hại hoặc tương tác với các thành phần trong một số thuốc điều trị làm giảm tác dụng của thuốc. Trong trà có chứa nhiều catechin và flavonoid, phenoli, là những dạng tanin và axit. Nếu uống trà trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn thì những hợp chất này (nhất là nhóm polyphenol) có thể tạo phức hợp với protein gây kết tủa, giảm giá trị dinh dưỡng, ngăn cản sự hấp thụ protein ngoài ra gây ức chế một số men tiêu hóa, làm ăn uống khó tiêu. Tính axit trong trà làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm khí và đầy hơi trong dạ dày. Hàm lượng caffeine có trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt trong trà còn có chứa một sắc tố gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), liên kết tạo phức hợp với sắt trong máu, làm giảm hàm lượng sắt. Có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vô cơ, dẫn đến thiếu sắt và giảm số lượng huyết sắc tố. Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, khi nồng độ huyết sắc tố thấp dễ dẫn đến khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Không nên uống trà đặc: Trong nước trà đặc hàm lượng caffeine khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, uống trà trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ. Không nên uống trà lúc đói: sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày. Những người không nên uống trà Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu do thiếu sắt, gầy yếu, bệnh về tuyến giáp, gan không nên uống trà. Chất caffeine trong trà xanh có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, chống loạn thần như Clozapine, Metazolam… làm giảm tác dụng, gây tác dụng phụ hoặc biến chứng. Vitamin K trong trà cũng cản trở tác dụng của Warfarin, thuốc chống đông máu. Do vậy, những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu cũng nên hạn chế uống trà. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà.4 loại nước bình dân phổ biến ở các vùng đất trường thọ
Trà xanh, trà đen, cà phê đen, nước lọc là các đồ uống mỗi ngày của người dân ở đảo Okinawa (Nhật), Ikaria (Hy Lạp)...