Chiếc Optimus 3D này có hình dáng “khá béo” với chiều dài 128mm và chiều rộng 68mm,Đánhgiáchitiết o xbet dày 11,9mm, nặng 168g vì vậy nó còn lùn và dày hơn cả Optimus Black. Nếu bạn thích một chiếc máy cầm tay lớn thì bạn nên chọn sản phẩm này còn nếu không thì có thể bạn sẽ phải thất vọng vì nó không hề “mảnh mai”.
Nhìn từ quan điểm thiết kế, thiết bị này được xây dựng rất gọn gàng. Màn hình LCD rộng 4,3 inch lan tới sát mép của mặt trước. Trên màn hình là logo màu bạc của LG, bên cạnh đó là máy ảnh mặt trước 1.3 megapixel. Ở bên trên nữa là phần tai nghe hình thang. Ở dưới màn hình là 4 nút Android.
Ở phía sau là một cặp camera 5 megapixel 3D và có một đèn flash ở giữa. Cả 2 camera đều được đặt ở trên một dải thép không rỉ, hơi chìm xuống một chút so với bề mặt giúp bảo vệ ống kính. Ở mặt sau còn có hình khắc chữ 3D stereoscopic và hình logo của LG. Loa được đặt ở vị trí góc phần tư bên dưới chữ khắc. Loa có âm thanh trong nhưng vẫn thiếu hấp dẫn.
Chiếc smartphone này có các mép cong và các góc tròn. Ở phía trong có khe cài SIM và một khe cắm thẻ microSD, bạn có thể bỏ sim và thẻ ra mà không cần tháo pin.
Mặt bên tay trái có cổng micro-USB và khe cắm HDMI. Vì 2 khe cắm này ở quá gần nhau và nắp của chúng không thể mở về 2 phía đối diện nhau nên nếu mở cả 2 cùng một lúc sẽ rất vướng víu. Bên phía đối diện có nút chỉnh âm thanh và một phím nóng tới 3D Zone (không gian 3D) của LG. Ở phía bên trên là nút nguồn và ổ cắm tai nghe 3,5mm.
Ở giữa là màn hình cảm ứng điện dung láng bóng. Màn hình rộng nhưng độ phân giải chỉ có 480x800, bù lại nó có độ nhạy rất tốt, phản ứng linh hoạt với ánh sáng mặt trời.
Camera
Máy ảnh của Optimus 3D không có gì để phàn nàn nhưng cũng không có nhiều điều đáng để nói. Mặc dù không thể bằng được ống kính 8 magepixel của Galaxy S II, nhưng máy ảnh 5 megappixel này cũng hoạt động rất tốt, có thể điều chỉnh tương ứng với cả ảnh sáng yếu và ánh sáng cao. Bạn không chỉ xem được ảnh 3D mà còn có thể tự chụp được ảnh 3D. Những bức ảnh 3D cũng khá thú vị, hình ảnh không thực sự “nhảy” ra khỏi màn hình nhưng nó cũng đem lại cảm giác thị giác khá tuyệt. Sau khi bạn chụp những bức ảnh 3D, bạn có thể lưu chúng ở định dạng MPO hay JPS. Hình ảnh 2D cũng có thể chuyển thành 3D và ngược lại.
Tuy nhiên khi chụp ảnh và quay phim 3D, bạn cũng gặp nhiều khó khăn. Khi bạn quay một người đi chậm về phía ống kính, thì hiệu ứng 3D khá ổn. Nhưng nếu như người đó di chuyển nhanh thì chất lượng video sẽ bị hỏng, sẽ xuất hiện các đốm không đều và hình ảnh bị nhân đôi. Bạn sẽ khó chụp được hình ảnh 3D khi đối tượng cần chụp ở vị trí quá gần.
3D
(责任编辑:Cúp C1)