10 giờ khuya ngày 6/6,ườiconbịmẹđánhbắtđilàmconnuôilúctuổiChắcmẹhốihậnlắsố liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp dortmund sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM mưa tầm tã. Ở ga quốc tế, các hành khách có chuyến bay đáp xuống Nhật Bản để bay qua Mỹ tất bật chuẩn bị hành lý và quyến luyến chia tay người thân.
Về Sài Gòn gặp con gái được một tuần sau hơn 44 năm thất lạc, bà Nguyễn Thị Tâm, hiện 81 tuổi, quê Phù Cát, Bình Định phải qua Mỹ có việc. Từ quận 8, bà đến sân bay trước ba giờ để khỏi tắc đường và gặp con gái lần nữa.
Hôm đó, trong căn phòng trọ chật hẹp, lối đi vào tối tăm ở đường Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, chị Đặng Thị Thanh Nga tranh thủ đi gom ve chai sớm hơn thường ngày để đạp xe lên sân bay tiễn mẹ.
7 giờ tối, chị vừa dẫn chiếc xe đạp ra ngõ thì phóng viên đến. Được đề nghị chở đi giúp nhưng chị cứ lưỡng lự vì ngại. Mãi đến khi được giải thích, chị mới đồng ý lên xe của phóng viên.
Đoạn đường từ Thanh Đa đến sân bay Tân Sơn Nhất, chị Thanh Nga kể câu chuyện về mình khi phóng viên đặt câu hỏi.
Từ lúc biết đi xe đạp, nhớ mẹ, chị Thanh Nga lại đạp xe đi tìm mẹ ở khắp Sài Gòn. Ảnh cắt từ clip Như chưa hề có cuộc chia ly. |
44 năm trước, cô bé Thanh Nga hơn 10 tuổi thì mẹ cho đi làm con nuôi. Bà Tâm, ngỡ con sẽ được ở trong gia đình giàu có nhưng không phải vậy.
Ba nuôi chị là ông bố đơn thân nuôi 5 người con, thêm chị là 6. Ông có 4 người con trai, một người con gái chứ không phải không có con gái. Đông con, vì thế, ông không có đủ điều kiện lo cho các con.
Thanh Nga mới hơn 10 tuổi phải nghỉ học, ở nhà nấu cơm, giặt đồ, lau chùi nhà cửa… ‘Lúc đó, tôi nhớ mẹ, thèm được về chơi với hai em. Nhưng về bị mẹ đánh quá, tôi không dám. Chắc mẹ đuổi tôi đi luôn rồi’, bé Thanh Nga khi đó cứ đặt câu hỏi: ‘Sao mẹ bỏ tôi, không thương tôi’ nhưng không tìm được câu trả lời.
Sau đó, ba nuôi đi làm giấy tờ và đặt tên cho chị Nguyễn Thị Ngọc Hà. Ông cũng chuyển từ quận 10 sang quận 2 sống. Nhớ mẹ, cứ lúc không phải làm việc nhà, chị mượn xe đạp của các anh đạp đến đường Thoại Ngọc Hầu thăm mẹ và các em.
‘Ban đầu, mẹ và hai em còn ở đó, tôi chỉ biết đứng từ xa nhìn vào. Tôi không dám lại gần vì sợ mẹ đánh’, chị Thanh Nga nhớ lại.
Đến năm 15 tuổi, chị đạp xe đến nhà trọ thăm mẹ và các em thì không thấy nữa. ‘Tôi hỏi mấy người xung quanh, ai cũng bảo mẹ đưa hai em về quê rồi. Tôi không biết quê mẹ ở đâu. Tôi chỉ biết hồi nhỏ mẹ có đưa tôi đến sống ở Lâm Đồng. Đạp xe từ Thoại Ngọc Hầu về quận 2 tôi khóc như mưa’, chị Thanh Nga nhớ lại. Từ đó, chị sống trong hụt hẫng, hận mẹ vì đã bỏ mình.
Chị Thanh Nga cho biết, từ lúc có con, một mình nuôi con chị không còn hận việc mẹ đã cho mình nữa. Ngược lại, chị thấy thương mẹ vì đã sinh, chăm sóc mình từ lúc còn đỏ hỏn. Ảnh: P.T. |
19 tuổi, chị lấy chồng lần đầu. Cuộc hôn nhân ấy không hạnh phúc, nên chị nhanh chóng ly hôn. Ngày con trai bị điện giật qua đời, chị như điên dại. ‘Ngoài ba nuôi, tôi không còn ai là người thân’, người phụ nữ sinh năm 1966 nói, giọng như lạc đi. Buồn, cô đơn, chị chỉ biết đạp xe đến khu phòng trọ bà Tâm ở ngày xưa ngồi khóc một lúc rồi về.
Năm 35 tuổi, chị kết hôn lần nữa. Cuộc hôn nhân này chị phải mang bụng bầu mới hai tháng ra ngoài ở, sau đó ly hôn, phải một mình nuôi con bằng nghề đi nhặt ve chai mấy chục năm qua.
‘Có con, phải bươn chải nuôi con tôi mới hiểu được nỗi vất vả của mẹ. Chắc ngày xưa mẹ nghèo mới cho tôi đi làm con nuôi cho sướng hơn. Chắc mẹ hối hận lắm’, chị nói về mẹ lúc không còn hận bà nữa.
Dù rất muốn đăng thông tin tìm lại mẹ, nhưng chị sợ ba nuôi biết chuyện lại buồn. Cứ rảnh, chị lại đạp xe đến nơi công cộng, bến xe, chợ tìm mẹ.
Trong trí nhớ của chị lúc đó, mẹ có dáng người nhỏ, thấp, da trắng. Hai người em một người tên là Hùng, một người tên là Lin-da (tên chị Linh Nga lúc nhỏ).
Chị Thanh Nga và mẹ gặp nhau khi bà Tâm ra sân bay về lại Mỹ vào ngày 6/6. Ảnh: P.T. |
Cứ đi xe buýt, đến chỗ đông người, nhìn thấy người phụ nữ nào hao hao giống mẹ chị lại chạy đến hỏi xem có phải là bà Nguyễn Thị Tâm, có cho con gái lúc 10 tuổi tên Đặng Thị Thanh Nga không. Khi người ta lắc đầu, chị xin lỗi rồi lầm lũi bước đi.
Năm 2016, ba nuôi mất, chị mới nhờ người gửi hồ sơ đến chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly tìm mẹ. ‘Ba nuôi mất, tôi chỉ có con trai là người thân duy nhất. Tôi muốn, sau này con sẽ biết về bà ngoại, các cậu, các dì’, người mẹ SN 1966 nói.
Một ngày giữa tháng 5, đang đi nhặt ve chai, chị Thanh Nga nhận được cuộc gọi của nhân viên bên chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly thông báo, ngày 2/6 đến để nhà đài quay chương trình. ‘Họ không nói rõ là đã tìm thấy mẹ cho tôi mà chỉ nói đến để họ làm phóng sự thôi’, chị Thanh Nga nhớ lại.
Dù chưa chắc có được gặp mẹ hay không, nhưng chị vẫn mong đến ngày đó. Chị đếm từng ngày và mong thời gian trôi thật nhanh. ‘Suốt hai tuần liền, tôi ngủ không ngon, bụng cứ cồn cào vì hồi hộp’, chị Thanh Nga nói.
Được gặp lại nhau sau hơn 44 năm xa cách, chị em chị Linh Nga rất mến nhau. Họ quan tâm, chăm sóc nhau khi cùng đưa mẹ ra sân bay trở lại Mỹ. Ảnh: P.T. |
Ngày 2/6 chị cùng con trai Nguyễn Hùng Duy, hiện là sinh viên năm hai một trường đại học tại TP.HCM cùng đạp xe đến đài truyền hình với suy nghĩ, không biết mình có được gặp lại người thân không.
Giây phút xem đoạn phim chiếu cảnh có chị Đăng Thị Linh Nga ở Phù Cát, Bình Định đang ngồi làm nón, chị Thanh Nga nhận ra ngay, người phụ nữ đó là em gái mình. Đến lúc này, nhà báo Thu Uyên mới gọi chị Linh Nga và bà Tâm ra sân khấu gặp con gái. Được ôm mẹ và em gái bằng da bằng thịt trong tay, nước mắt chị Thanh Nga rưng rưng.
Chị cho biết, tìm được người thân là niềm hạnh phúc lớn nhất của chị. ‘Thấy mẹ và các em khỏe mạnh, tôi vui lắm. Chỉ cần vậy thôi. Từ nay, tôi đã có quê hương, có mẹ, có em trai, em gái và các cháu. Từ nay, tôi đã được gọi điện thoại nói chuyện với mẹ rồi’, người con thất lạc gia đình hơn 44 năm nói, giọng hạnh phúc.
Đến sân bay, nhìn mẹ đang chờ mình từ xa, chị đi thật nhanh đến ôm mẹ vào lòng. Rồi chị rối rít hỏi mẹ: ‘Mẹ đi taxi có say xe không. Đi qua Mỹ một mình có vất vả cho mẹ không. Mẹ gắng ăn, uống sữa vào cho khỏe đó’.
Bà Tâm hứa với con gái sẽ luôn giữ sức khỏe tốt, qua đến nơi sẽ gọi về ngay. Bà cũng hứa với con sẽ quay trở lại thật sớm. Lúc đó, bà sẽ về cùng vợ chồng con trai và các cháu.
Chờ mẹ vào đến cửa an ninh làm thủ tục, chị Thanh Nga mới về. Suốt đoạn đường từ sân bay về chỗ trọ, chị luôn nhắc về mẹ với sự tự hào rồi lo lắng: ‘Mẹ già rồi, không biết đi đường có vất vả không. Không biết người ta có giúp đỡ mẹ lên xuống máy bay không’.
Đứng nhìn theo dáng con khuất dần, nghe tiếng khóc của bé Thanh Nga vọng lại, bà Tâm như đứt từng khúc ruột...