Ngày 11/12,ấthiệnthêmgiếngkhoanphunracộtkhívànướccaogầkèo bóng đá hôm nay trực tiếp đại diện UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra hiện tượng giếng khoan của một hộ dân phun cột khí và nước cao gần 10m.
Trước đó, chiều 8/12, anh Bùi Văn Tự (SN 1988, trú tại thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn) đang khoan giếng tại rẫy cà phê thôn Hưng Tiến cùng xã thì xảy ra hiện tượng khí và nước phun lên khỏi mặt đất. Nước phun ra với áp suất lớn, tạo thành cột cao gần 10m.
Nắm được thông tin, lực lượng chức năng đã xuống kiểm tra và vận động gia đình lấp giếng lại. Tuy nhiên, giếng khoan đang phun với áp suất mạnh nên chưa thực hiện việc lấp lại được.
Theo ông Tự, gia đình mới mua 1ha rẫy cà phê tại thôn Hưng Tiến, xã Ia Phìn. Do thiếu nước tưới nên anh đã thuê người đến khoan giếng. Khi thợ khoan đến 100m, trong lòng giếng nghe những tiếng vang lớn.
Ngay lập tức, đội khoan giếng đã đưa máy móc lên. Lúc này, cột khí và nước phun lên rất mạnh.
Theo vận động của chính quyền địa phương, gia đình anh Tự đang nghiên cứu cách để lấp giếng lại.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, chiều 11/12, giếng khoan tại rẫy cà phê của anh Tự vẫn xuất hiện cột khí và nước cao gần 10m. Do giếng khoan nằm ở khu vực rẫy vắng nên ít người hiếu kỳ đến xem.
Ông Đào Quang Bình, Chủ tịch UBND xã Ia Phìn, cho biết, xã đã phối hợp với đoàn thể tuyên truyền gia đình chấp hành quy định về việc khai thác, sử dụng nước dưới đất. Đồng thời, xã đã báo cáo lên huyện và cơ quan chức năng để có hướng khắc phục tình trạng trên.
Như Dân tríthông tin, sau đợt rung chấn động đất tại tỉnh Kon Tum, vào ngày 28/7, giếng khoan của gia đình ông Đàm Xuân Hòa, ở xã Ia Kly, huyện Chư Prông xuất hiện những tiếng động lạ.
Khi gia đình khoan giếng xuống độ sâu 180m để tìm nguồn nước, bất ngờ có hiện tượng dòng nước và khí phun mạnh lên khỏi mặt đất, tạo thành cột cao hàng chục mét.
Sau đó, gia đình đã dùng các trụ bê tông lấp giếng lại. Hơn 2 tháng nay, giếng khoan này đã không còn hiện tượng gì nữa.
Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung, hiện tượng khí và nước phun cao thành cột có thể do quá trình khoan đã chạm đến chiều sâu phân bố của các túi khí.
Kiểm tra tại hiện trường giếng khoan nêu trên, lực lượng chức năng nhận thấy nước trong, có vị the, hơi ngọt, nhiệt độ bình thường, không có mùi. Hỗn hợp khí, nước phun cao 20-22m. Nước có chất lượng tốt, với các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn quốc gia.
Có thể nhận định, nước trong lỗ khoan có nguồn gốc từ nước mưa, thông qua quá trình ngấm trực tiếp từ trên xuống mặt đất.