Quang cảnh Hội nghị thứ 13 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII. (Nguồn: TTXVN)
Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung những nhận thức mới quan trọng về công tác xây dựng,ĐẩymạnhxâydựngĐảnggắnvớixâydựnghệthốngchínhtrịtrongsạsoi kèo arsenal vs southampton chỉnh đốn Đảng; đặc biệt, đã nhấn mạnh tới việc gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Đây cũng là nhiệm vụ, phương hướng trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.”
Ngay sau Đại hội XIII của Đảng, có thể thấy, nhiều văn bản chỉ đạo đã được ban hành nhằm cụ thể hóa tinh thần Đại hội vào cuộc sống, biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế đã được ban hành, trong đó có nhiều văn bản chỉ đạo trực tiếp trong lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ từ “học tập” sang “làm theo” Bác
Sau Chỉ thị 01-CT/TW ngày 9/3/2021 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01 KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tu tuởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh."
Tại Kết luận, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, cán bộ, đảng viên kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn.
Thực hiện đồng bộ giữa "xây" và "chống;" "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Bộ Chính trị yêu cầu coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện từ sớm, kịp thời ngăn chặn vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thực chất.
Theo Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, trong thực hiện, phải thúc đẩy, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ “học tập” sang “làm theo” Bác, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm của từng cán bộ, đảng viên và người dân.
Từ đó, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Kiên quyết không để lọt vi phạm
Ngày 28/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 22-QĐ/TW (Quy định 22) về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, thay thế Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Nguồn: TTXVN)
Với nhiều điểm mới, Quy định 22 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng và cả hệ thống chính trị trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhất quán với quan điểm “không vùng cấm, không ngoại lệ, không cứ hạ cánh là an toàn,” Ủy viên Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Hồ Minh Chiến nêu rõ, Quy định 22 khẳng định mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng (đối tượng áp dụng quy định này đối với tổ chức đảng và đảng viên, bao gồm cả tổ chức đảng đã hết nhiệm kỳ hoạt động, đã giải thế hoặc thay đổi do chia tách, sáp nhập về mặt tổ chức; đảng viên đã chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu).
Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân, phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn. Khi kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng…
Phát huy những kết quả quan trọng đã đạt được, Quy định 22 được ban hành đã tiếp tục phát đi thông điệp mạnh mẽ không bao che cán bộ, đảng viên vi phạm; cán bộ, đảng viên phải chịu trách nhiệm đến cùng về những vi phạm mà mình đã gây ra trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cả những vi phạm có liên quan từ các vị trí công tác trước đây, những vụ việc đã diễn ra từ nhiều năm trước.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng kiên quyết không để lọt vi phạm. Theo đồng chí Hồ Minh Chiến, kiên trì thực hiện hiện nghiêm quy định này, sẽ hạn chế được hiện tượng trong khi tổ chức thì nội bộ mất đoàn kết, đơn từ kiện tụng kéo dài, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, mất vốn, mà cán bộ quản lý, người đứng đầu vẫn “bình an,” “thăng tiến;” đồng thời cảnh tỉnh những người cơ hội“mạnh tay, làm liều” trong “chuyến tàu hoàng hôn cuối nhiệm kỳ” và tư tưởng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” đâu đó vẫn còn xảy ra trong thời gian qua.
Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
Mới đây, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Kết luận số 21-KL/TW) và Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Quy định này thay thế Quy định số 47-QĐ/TW (ngày 1/11/2011).
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, phạm vi của Kết luận Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII so với Hội nghị Trung ương 4, khóa XII rộng hơn, bao quát hơn, không chỉ đề cập đến Đảng mà đề cập đến cả hệ thống chính trị.
Đồng thời nhận diện suy thoái rộng hơn, nhấn mạnh đến vấn đề tiêu cực trong Đảng, trước hết là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Tại Hội nghị này, Trung ương tổng kết, đánh giá và ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn thực hiện Quy định số 37-QĐ/TW.
Quy định số 37/QĐ/TW bổ sung quy định một số hành vi mà đảng viên không được làm, như là không được đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; không có hành vi chạy chức, chạy quyền... hay thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội...
Tiến sỹ Nguyễn Viết Thông nhấn mạnh đây là những nội dung cấm, đã bám sát vào tinh thần nghị quyết các Đại hội gần đây, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII, các nghị quyết của Trung ương, các quy định của Bộ Chính trị. Những bổ sung này có tác dụng rất lớn, nếu như chúng ta thực hiện nghiêm.
Khuyến khích và bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới
Dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên phát huy năng lực, sở trường trong công tác, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Điều này một lần nữa khẳng định đây là vấn đề được Đảng rất quan tâm, qua đó giúp cán bộ đảng viên tự tin hơn, dám bước qua những lối mòn, những thách thức, có thêm những cơ hội để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.
Kết luận 14-KL/TW là sự cụ thể hóa những nội dung đã được Đại hội XIII quyết định. Một trong những phương hướng của nhiệm kỳ XIII đã được Đảng xác định là xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, Kết luận 14-KL/TW nêu vấn đề “khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại, cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.” Những dự liệu này góp phần tạo niềm tin và động lực để cán bộ, đảng viên dám dấn thân cống hiến vì lợi ích chung.
Việc xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm là giải pháp căn cơ đối với công tác cán bộ, qua đó thúc đẩy sự phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương và rộng hơn là sự phát triển của cả đất nước. Đây chính là cơ chế tạo động lực cho sự đổi mới, bứt phá, khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, phát triển đúng như tinh thần Đại hội XIII của Đảng đã xác định.
Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ
Ngày 3/11/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Đây là Quy định mới thay thế Quy định số 260-QĐ/TW, ngày 02/10/2009 của Bộ Chính trị.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đánh giá, Bộ Chính trị ban hành Quy định mới về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ là vấn đề hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khắc phục những bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện và cập nhật một cách đầy đủ các quy định mới của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đặt ra trong tình hình mới.
Điểm mới nổi bật của Quy định lần này là việc Bộ Chính trị đã quy định hai hình thức “miễn nhiệm” và “từ chức” đối với cán bộ và áp dụng trong phạm vi đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
Về thẩm quyền xem xét miễn nhiệm, từ chức được thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Quy định đã xác định rõ cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.
Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo báo cáo cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ đề xuất việc cho miễn nhiệm, từ chức. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ theo Quy định của Bộ Chính trị.
Quy định lần này đã xác định rất rõ những căn cứ và quy trình để xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Căn cứ về việc miễn nhiệm, từ chức trong Quy định mới đã cơ bản bao quát đầy đủ các tình huống đặt ra trong thực tiễn và kịp thời động viên, khuyến khích để cán bộ chủ động từ chức; mặt khác quy định đã cụ thể về cấp có thẩm quyền cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức; chính sách động viên khi cán bộ thôi giữ chức vụ, từ chức.
Căn cứ xem xét miễn nhiễm, từ chức đối với cán bộ được sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa, cập nhật được các quy định mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Quy trình xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức đã được rút ngắn thời gian và thống nhất thành một quy trình để thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Yêu cầu đặt ra là, phải kiên quyết, kịp thời cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đầy đủ căn cứ theo Quy định của Bộ Chính trị và tuyệt đối không được thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.
Quy định xác định rõ việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc để cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Nếu người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm để xem xét cho từ chức.
Quy định mới của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lần này đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, tạo bước đột phá mới, nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc xử lý cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là đối với người đứng đầu vi phạm quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước./.
Theo TTXVN