Lời tòa soạn: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10,ângcaokỹnăngngườilaođộngĐiểmtrọngyếutrongchuyểnđổisốtạiViệkeo nha cai.5 Báo VietNamNet mở mục “Đóng góp ý tưởng Chuyển đổi số”, góp phần lan tỏa những kinh nghiệm tốt, những bài học hay, các nhân vật tiêu biểu và những câu chuyện cả thành công và chưa thành công của các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp cũng như người dân trong hành trình chuyển đổi hoạt động lên môi trường số. Sau đây VietNamNet xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV (mô hình trường doanh nhân mang đến nhiều giải pháp đào tạo đa dạng cho doanh nghiệp). Câu hỏi từ những người bị “bỏ lại” trong COVID-19 1,4 triệu người - đó là con số mà Tổng cục Thống kê đưa ra về số người thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2021. Con số này lớn hơn cùng kỳ năm 2020 tới một triệu người. Đại dịch COVID-19 đến như một cú hích lên mọi mặt xã hội, trong đó một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất chính là lực lượng lao động và vấn đề về việc làm. Nhưng đây không chỉ đơn giản là vấn đề về thiếu hụt nhu cầu. Trong một nghiên cứu khác được tổ chức cùng thời gian, Tổng cục Thống kê cũng cho biết, đa số những người thiếu việc làm không được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2020 của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2,87%; sơ cấp là 2,25%; trung cấp là 1,58%; cao đẳng là 1,52%; từ đại học trở lên là 1,04%. Có nghĩa là, hiện tượng thiếu việc làm trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, xã hội không chỉ đơn giản là vấn đề về nhu cầu công việc, mà còn là vấn đề về kỹ năng của người lao động. Đây cũng không phải là tình trạng riêng của Việt Nam. Trong đại dịch COVID-19, tại các quốc gia phát triển như Úc và Anh, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, tỷ lệ người lao động có trình độ giáo dục và kỹ năng thấp giảm tới 40%, trong khi đó tỷ lệ người lao động có kỹ năng chỉ giảm 25%. Cũng giống như con virus của đại dịch có sức lây lan toàn cầu chỉ qua cái hắt hơi, sổ mũi, nhưng những người già, người có bệnh nền là người chịu hậu quả nặng nhất, thì “con virus” của khủng hoảng lao động cũng lan ra mọi nơi, nhưng người lao động có kỹ năng thấp sẽ là những “nạn nhân” đầu tiên. Trong một chiều hướng khác, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng khiến những diễn ngôn về chuyển đổi số ngày càng được quan tâm. Theo báo cáo của McKinsey, chỉ tính trong tháng 07/2020, tỷ lệ các sản phẩm, dịch vụ được số hóa một phần hoặc hoàn toàn tại khu vực Châu Á TBD đã là 54%. Để so sánh, thì chỉ tám tháng trước đó, 08/2019, con số này mới chỉ là 33%. Có thể nói, COVID-19 tác động không chỉ với nền lao động, mà toàn bộ thị trường để chuyển sang một nền kinh tế số hóa, làm việc trên nền tảng số. Nhưng ngay cả khi chuyển đổi số trở thành một công cụ, và với nhiều lãnh đạo, thành mục tiêu để phát triển, thì vẫn còn đó rất nhiều người bị bỏ lại. nhiều nghiên cứu được tổ chức vào các năm 2019, 2020, đặc biệt là nghiên cứu được ủy nhiệm bởi Ủy ban Châu Âu về làm việc từ xa, thì những người lao động kỹ năng thấp lại chính là những người làm trong những ngành nghề khó làm việc từ xa nhất, cũng như thiếu các kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc số. Đồng thời, chính việc rời khỏi hệ thống lao động, thất nghiệp tạm thời cũng là một nguyên nhân lớn để người lao động mất dần kỹ năng vốn có. Theo nghiên cứu của Trường Đại học California, Riverside, sụt giảm năng suất tổ hợp (TFP) do mất kỹ năng trong thời gian giãn cách đóng góp gần 50% thiệt hại về năng suất thường thấy trong các cuộc suy thoái. Những con số này cho thấy, chuyển đổi số ở nhiều nơi đang diễn ra khá một chiều: Nghĩa là những ngành nghề dễ dàng chuyển đổi số sẽ đi trước, và cũng sẽ phục vụ những người vốn đã quen thuộc với môi trường số trước. Dù đây là xu hướng dĩ nhiên trong dòng chảy của sự phát triển, nhưng vẫn hết sức cần những cơ hội mới đa dạng hơn và phổ quát hơn cho mọi tầng lớp xã hội. Cơ hội ở đây chính là những kỹ năng mới, cũng như cơ hội để học và được học, được thích ứng trong môi trường hiện đại. Trong suốt đại dịch COVID-19, châm ngôn chống dịch của Việt Nam luôn đồng nhất: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tôi cho rằng, tư duy nhân văn này không những đúng trong việc chống lại đại dịch về sức khỏe, mà vẫn còn cần thiết khi bàn đến những vấn đề về lao động, việc làm ngay cả sau đại dịch. Và ở phương diện này, Việt Nam cần có những phương pháp mới để tăng cường kỹ năng cho người lao động, tạo ra một loại “vắc xin” phòng ngừa trước những thay đổi tiếp theo mà tương lai đem tới. Để làm được điều này, có lẽ Việt Nam sẽ học được những bài học thú vị từ Singapore. Cổng kỹ năng số - Chuyển đổi số tạo ra cơ hội Thực tế cho thấy, dù kết nối mạng không còn là điều quá khó khăn, nhưng từ việc kết nối mạng tới việc thật sự tham gia vào quá trình chuyển đổi số, và đặc biệt là tạo ra được một môi trường học tập trên nền tảng số đúng nghĩa, tại Việt Nam vẫn còn là một quá trình mà cả Nhà nước lẫn các tổ chức, doanh nghiệp còn đang loay hoay. Tại Việt Nam, không hẳn là chưa có những chiến lược chuyển đổi số trước COVID-19. Nghị quyết 52/NQ-TW năm 2019 và Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 đã đưa chuyển đổi số trở thành chương trình hành động quốc gia. Báo cáo của Cisco và IDC cho biết, nếu năm 2019 vẫn có tới 22% doanh nghiệp được hỏi cho rằng chuyển đổi số chưa quan trọng với mình, thì con số này năm 2020 chỉ còn 3%. Như vậy đủ thấy nhu cầu chuyển đổi số trở thành mũi nhọn thế nào trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy vậy, về phía người lao động, lợi ích mà họ được hưởng từ chuyển đổi số chưa phải là nhiều, đặc biệt là trong quá trình học tập các kỹ năng mới. Dù Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT đã tạo ra những quy định về đào tạo trung cấp, cao đẳng từ xa, đây cũng chỉ mới là những quyết định mở đường nhằm tạo hành lang pháp lý về việc số hóa giáo dục, mà ở đây mới chỉ dừng lại ở giáo dục trường lớp chính quy. Còn đó nhu cầu học và làm việc ngoài giảng đường, đặc biệt là trau dồi các kỹ năng trong mọi mặt xã hội. Tôi cho rằng, để có thể đưa kỹ năng tới người lao động một cách dễ dàng và đồng bộ nhất cần có sự vào cuộc chung tay của cả các cơ quan chức năng và các tổ chức tư nhân. Nhìn về nước bạn Singapore, ta có thể thấy chương trình SkillsFuture - Kỹ năng tương lai được “đỡ đầu” bởi Bộ Giáo dục nước này đã tạo ra những hiệu quả ấn tượng để truyền bá kỹ năng và phong trào học tập suốt đời tại quốc đảo Đông Nam Á này. Đúng như tên gọi của mình, Kỹ năng tương lai là một cổng đào tạo điện tử với các khóa học, lộ trình về các kỹ năng tương lai dành cho mọi công dân Singapore. Không chỉ góp phần đào tạo lứa lao động mới, chương trình SkillsFuture còn hỗ trợ công dân Singapore có những lựa chọn đúng về giáo dục, nghề nghiệp, đồng thời phát triển hệ thống giáo dục đào tạo tích hợp, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thị trường lao động. Đặc biệt, công dân Singapore từ 25 tuổi trở lên còn có thể tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng SkillsFuture của Chính phủ với mức hỗ trợ 500 đô la Singapore trở lên, để tham gia đào tạo phát triển kỹ năng trên cổng điện tử này. Trong thời COVID-19, cổng kỹ năng điện tử này chứng tỏ độ hiệu quả của mình tới mức đáng kinh ngạc.Vào đầu năm 2021, có gần 21% số người được hỏi đã tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ năng mà Chính phủ đưa ra như SkillsFuture tại Singapore, hơn con số đó trong năm 2020 là 4.4%. Cũng tính trong năm 2021, có khoảng 660.000 người nhận được hỗ trợ để theo học chương trình SkillsFuture. Con số này tương đương với 1/4 tổng số công dân trong độ tuổi lao động của đất nước này. Điều đó cho thấy nhu cầu học tập thật sự cao tới mức nào trong xã hội. Chuyển đổi số - Chuyển đổi con người Không chỉ tại Singapore, mà ở Anh, cổng kỹ năng điện tử The Skills Toolkit cũng ra mắt với mong muốn giúp người dân trở nên quen thuộc và thành thạo với mọi kỹ năng trong đời sống, từ việc viết CV, các kỹ năng thuế cho tới thực hành cấp cứu y tế hay tin học ứng dụng… “Mẫu số chung” của các cổng giáo dục kỹ năng trên thế giới, chính là sự vào cuộc đồng bộ của cả chính quyền và các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân, với mong muốn phát triển đồng bộ, tạo ra những cánh cửa mới cho người lao động. Đó là những cánh cửa cơ hội, giúp người lao động có đủ khả năng tự quyết định hướng đi của mình. Đây cũng là điểm then chốt trong quá trình chuyển đổi số mà nhiều doanh nghiệp, tổ chức dường như đã bỏ qua trong quá trình phát triển của mình. Chuyển đổi số, về cơ bản, là vấn đề về con người. Tạp chí Havard Business Review cho biết, yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số không phải là công nghệ, mà là kỹ năng của người lao động, và con người luôn luôn phải là yếu tố tiên quyết trước khi phát triển công nghệ. Chỉ khi đặt con người, và kỹ năng của con người, vào nơi mũi nhọn của sự phát triển, chuyển đổi số mới thật sự có ý nghĩa và lan tỏa đến mọi tầng lớp, giúp ích cho toàn xã hội, để cuối cùng vẫn là tuyên ngôn: “Để không ai bị bỏ lại phía sau”. Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].