Theốcyêucầucôngtyfintechchiasẻdữliệukháchhàkèo bóng đá cúp c1o nguồn tin riêng của Reuters, chính phủ Trung Quốc có kế hoạch yêu cầu các công ty công nghệ như Ant Group, Tencent, JD.com chia sẻ dữ liệu khách hàng vay tiêu dùng, viện dẫn lý do ngăn chặn tình trạng cho vay tràn lan và gian lận.
Bên cạnh đó, kế hoạch có nhiệm vụ tăng cường sự giám sát áp dụng lên các công ty công nghệ mảng fintech và củng cố lĩnh vực tài chính của Trung Quốc. Sự thay đổi này phần nào đã dẫn đến thương vụ IPO bất thành trị giá 37 tỷ USD của Ant Group hồi tháng 11/2020.
Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Alibaba – công ty mẹ cũ của Ant Group – và yêu cầu công ty này hợp tác với các hoạt động kinh doanh cho vay, tài chính tiêu dùng khác.
Các công ty của tỷ phú Jack Ma dính vào hàng loạt vấn đề pháp lý thời gian gần đây. Ảnh: AFP. |
Từ lâu, các nền tảng Internet lớn có xu hướng dè dặt khi được yêu cầu chia sẻ dữ liệu khách hàng, vốn là thứ tài sản quan trọng giúp công ty điều hành hoạt động, quản lý rủi ro và thu hút khách hàng mới.
Reuterscho biết cơ quan quản lý Trung Quốc, bao gồm cả ngân hàng trung ương nước này, đã có kế hoạch hướng dẫn các công ty công nghệ mảng fintech cung cấp dữ liệu khách hàng vay tiêu dùng sang một số cơ quan tín dụng khác.
Những cơ quan này được điều hành hoặc hỗ trợ bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và sẽ có nhiệm vụ chia sẻ dữ liệu với các ngân hàng hoặc tổ chức cho vay khác. Từ đó giúp đánh giá đầy đủ rủi ro khoản vay và ngăn chặn việc cho vay quá mức.
Ant Group, Tencent, JD.com hay PBOC chưa có bất kỳ bình luận nào.
“Các ngân hàng nhỏ hơn thường yếu thế khi hợp tác với những gã khổng lồ fintech như Ant. Những ngân hàng này phải dựa rất nhiều vào dữ liệu của Ant để bảo lãnh các khoản vay và quản lý rủi ro”, một nhà quản lý cấp cao cho biết.
“Khi các vụ vỡ nợ xảy ra, các ngân hàng phải gánh phần lớn thiệt hại. Điều quan trọng là người cho vay phải có quyền truy cập tốt hơn vào dữ liệu tín dụng của người đi vay”, nguồn tin giấu tên khác chia sẻ.
Lĩnh vực cho vay tiêu dùng là sân chơi riêng của các công ty công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Theo Reuters, động thái này sẽ ảnh hưởng đến quy mô và lợi nhuận của các công ty công nghệ. Theo thông lệ, ngân hàng sẽ phải trả khoản phí dịch vụ tương đối cao để đổi lấy quyền truy cập thông tin của hàng triệu khách hàng.
Thông qua “siêu ứng dụng” Alipay, Ant Group đã thu thập dữ liệu của hơn 1 tỷ người. Nhiều người trong số họ không có thẻ tín dụng hoặc đủ điều kiện làm hồ sơ tín dụng với các ngân hàng cũng như tổ chức cho vay.
Hiện nay, Ant Groupđang điều hành Sesame Credit, một trong những nền tảng tín dụng tư nhân lớn nhất Trung Quốc. Thông qua các dịch vụ liên kết với Ant, Sesame có những thuật toán độc quyền giúp chấm điểm cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ đi vay.
Giới phân tích ước tính, Sesame Credit đã cung cấp dữ liệu khách hàng đi vay cho khoảng 100 ngân hàng và thu về “phí dịch vụ công nghệ”. Phí dịch vụ công nghệ được tính dựa trên lãi suất các khoản vay, thường dao động từ 30-40% giá trị lãi suất.
Theo báo cáo IPO và dữ liệu của PBOC, tính đến cuối tháng 6/2020, số dư cho vay tiêu dùng của Ant đạt mức 263 tỷ USD, chiếm 21% tổng khoản vay tiêu dùng ngắn hạn mà các tổ chức tài chính nhận tiền gửi của Trung Quốc phát hành.
Ngoài Ant, công ty cho vay tư nhân WeBank do Tencent điều hành đã triển khai dự án vay Weilidai từ năm 2015. Đến năm 2019, dự án này đã có 460 triệu khoản vay với tổng trị giá 572 tỷ USD. Hai nền tảng là Baitiao và Jintiao của JD.com cũng đã có tổng cộng 70 triệu người dùng hàng năm và thu về 680 tỷ USD phí dịch vụ công nghệ trong nửa đầu năm 2020.
Theo báo cáo của JD Digits, Jintiao đã tạo điều kiện cho các khoản vay tiêu dùng với tổng trị giá 40 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2020.
Theo Zing/Reuters
'Tài sản' khiến Jack Ma khốn đốn
Một trong những “tài sản” giá trị nhất, cũng chính là thứ khiến Ant Group bị nhắm tới là khối dữ liệu khổng lồ của khách hàng.