Theo hãng thông tấn BelTA, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 10/12 tuyên bố Belarus sở hữu số lượng đáng kể đầu đạn hạt nhân, bác bỏ mọi sự hoài nghi về sự hiện diện của vũ khí hạt nhân tại quốc gia này.
Phát biểu này của ông nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến kế hoạch triển khai tổ hợp tên lửa Oreshnik của Nga tại Belarus. Mặc dù hệ thống Oreshnik không phải là vũ khí hạt nhân nhưng nó sở hữu hỏa lực đáng kể.
Thảo luận về những tác động của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, ông Lukashenko nhấn mạnh đến trách nhiệm nghiêm trọng nếu điều này thực sự xảy ra.
"Kể từ vụ Hiroshima và Nagasaki, không ai dám nhấn nút hạt nhân kể cả những quốc gia hùng mạnh nhất, chứ đừng nói đến Belarus", ông nói.
Tuy nhiên, ông cảnh báo các đối thủ không được vượt qua biên giới Belarus, tuyên bố rằng bất kỳ hành động xâm phạm nào cũng sẽ phải đối mặt với phản ứng ngay lập tức, bất kể loại vũ khí nào được sử dụng.
"Chúng tôi đã nhất trí về điều này với Nga ngay cả trước khi họ trả lại vũ khí hạt nhân cho chúng tôi. Đây không phải là loại vũ khí giống với loại mà chúng tôi đã trao cho họ; đó là vũ khí chiến lược. Còn đây là vũ khí hạt nhân chiến thuật, có lẽ mạnh hơn Oreshnik gấp 5 lần", ông nói thêm.
Oreshnik là hệ thống tầm trung, với tên lửa có khả năng mang đầu đạn động năng tấn công với tốc độ siêu vượt âm. Sau khi Ukraine tiến hành một số cuộc tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp, Moscow đã trả đũa bằng việc bắn tên lửa Oreshnik vào một cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine ở thành phố Dnipro.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, đây là tên lửa siêu vượt âm tầm trung, có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Ngoài ra, ông nói rằng, một cuộc tấn công lớn bằng những tên lửa như vậy sẽ tương đương với một vụ nổ hạt nhân. "Bất cứ thứ gì nằm trong trung tâm tấn công đều bị xóa sổ thành các hạt nguyên tố, bị biến thành bụi", ông nhấn mạnh.
Ông Putin cảnh báo, hệ thống này có thể được sử dụng để trả đũa nhằm vào các trung tâm ra quyết định ở Kiev nếu Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào Nga.
Ông cũng nói thêm, sự ra đời của Oreshnik ở Nga giảm thiểu nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tuần trước, Tổng thống Putin và người đồng cấp Belarus đã ký kết một hiệp ước an ninh cho phép cả hai quốc gia sử dụng mọi phương tiện có sẵn để phòng thủ chung. Sau cuộc gặp, ông Putin cho biết hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng sẽ được triển khai tại Belarus vào năm tới, tùy thuộc vào việc chúng có được tích hợp vào năng lực quân sự chiến lược của Nga hay không.
Theo RT(责任编辑:La liga)
Triệt phá nhóm cá độ gần 100 tỷ đồng, uy hiếp đòi nợ bằng chất bẩn
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số
Bí ẩn về câu lạc bộ đua xe khét tiếng nhất Nhật Bản
Hơn 100 công nhân nhập viện sau bữa ăn tối ở công ty
Chuyện cảm động về người phụ nữ được 2000 lính cứu hỏa gọi là mẹ
‘Giải bài toán’ chuyển đổi số với AWS Direct Connect của CMC Telecom
Rashford báo tin vui MU, Mourinho lo ngay ngáy
Diễn biến sức khỏe chuyên gia nhiễm Covid
Già rồi còn đưa nhau ra tòa, các con tôi xấu hổ