Bất kể Nintendo lựa chọn ai để thay thế vị chủ tịch quá cố Satoru Iwata sau sự ra đi đột ngột của ông vào đầu tháng 7 vừa qua,àlốiđimớidướitriềuđạicủatâbong đá tv đó sẽ là một quyết định gây tranh cãi – bởi lẽ chính di sản mà ông Iwata để lại cũng gây ra những bất đồng không nhỏ trong công ty. Lãnh đạo một công ty tầm cỡ, nhưng Iwata lại thiên về một nhà sáng tạo hơn là một doanh nhân, vậy nên ông chịu trách nghiệm cho cả thời kỳ đỉnh cao nhất của Nintendo, với thành công của Wii và DS, cũng như thời kỳ sa sút nhất với thất bại của Wii U và 3DS. Liệu Nintendo có thể vươn tới đỉnh cao nếu không có một bộ óc sáng tạo vận hành, hay có tránh được những tổn hại sau đó nếu có một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm về kinh doanh hơn? Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được. Song có một điều mà hầu hết tất cả mọi người theo dõi những hoạt động của công ty đều có cùng một ý kiến, đó là mặc dù toàn thế giới đều ngưỡng mộ nhân cách của Iwata, sẽ rất khó đễ thuận theo những di sản thực sự mà ông để lại cho công ty. Vì thế, không cần phải nói chúng ta cũng hiểu rằng, việc đưa ông Tatsumi Kimishima lên làm CEO của Nintendo, là một quyết định tương đối gây tranh cãi. Mặc dù dường như ông có quan hệ hợp tác rất tốt với ông Iwata, được vị cố CEO giao cho phụ tránh Human Resources (nhân lực) và làm giám đốc điều hành Nintendo năm 2013, Kimishima trên nhiều khía cạnh là một phiên bản trái ngược với CEO tiềm nhiệm của mình. Ông Iwata khởi đầu sự nghiệp làm game trong một căn hộ chật chội ở Akihabara với những người bạn của mình sau khi lớp học tại trường đại học công nghệ uy tín nhất tại Nhật Bản, sau đó trở thành một trong những nhân viên đầu tiên của công ty phát triển game HAL Labs khi tốt nghiệp. Còn ôngKimishima tốt nghiệp Đại học Hitotsubashi (một trong những trường đại học hàng đầu dành cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai ở Tokyo) và làm việc cho Sanwa Bank, một trong những ngân hàng lớn nhất và có nguồn lợi nhuận cao nhất thế giới, trong suốt 27 năm.