Dưới đây là một số kỹ năng hoặc thói quen nhỏ giúp bạn đánh bại tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
1. Thay đổi cách suy nghĩ
Đã bao nhiêu lần bạn suy nghĩ ra hàng trăm trường hợp xấu có thể xảy ra cho một sự việc nhỏ trong cuộc sống?áckỹnăngkiểmsoátsựcăngthẳlich ngoai hang anh Tất cả chúng ta đều là con người, và nghe thật điên rồ khi sự tiêu cực thực chất lại hấp dẫn và khiến chúng ta sáng tạo hơn những điều tích cực. Tuy nhiên, tiêu cực gắn liền với căng thẳng và chúng ta thường gặp khó khăn thoát khỏi chúng.
Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm chính là kiểm soát suy nghĩ của mình và hướng nó tới một nơi tích cực hơn. Điều này không phải là một việc dễ dàng, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách phân tích cảm xúc, loại bỏ tất cả các chi tiết phóng đại trong đầu mình, chọn ra sự thật và loại bỏ phần còn lại.
Bây giờ, hãy nhìn nhận sự thật bạn vừa lựa chọn và suy nghĩ trên một góc độ tích cực về nó. Bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy bớt căng thẳng, mất phương hướng và tức giận. Sẽ mất một thời gian, nhưng đừng bao giờ đánh giá một vấn đề theo quan điểm phiến diện.
2. Viết xuống những suy nghĩ của bản thân
Hầu hết chúng ta không thể nói ra những khó khăn của mình cho người khác, vậy hãy thử viết chúng ra cho riêng mình. Thực sự không có gì khó khăn khi viết nhật ký cảm xúc - chỉ là bạn viết các sự kiện trong ngày và cảm nhận về chúng.
Căng thẳng lấy đi sự rõ ràng, tập trung và nhận thức về môi trường xung quanh của chúng ta, nhưng việc viết nhật ký sẽ khôi phục chúng lại cho bạn. Khi bạn viết ra cảm xúc của mình, bạn có thể xác định, hiểu và giải quyết chúng tốt hơn thay vì lặp lại chúng trong đầu. Nó cho phép bạn phân tách suy nghĩ, xác định chính xác cảm xúc để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề của mình.
3. Học cách thở đều
Căng thẳng lấy đi sự bình yên và ổn định trong chính con người của bạn. Nhưng việc tập cách thở hiệu quả có thể giúp bạn tìm lại được “inner peace” - bình yên trong tâm hồn - của chính mình.
Thở sâu và đều là hơi thở xuất phát từ đáy bụng của bạn. Đó là, nhịp thở nhất quán, sâu thẳm, giúp bạn giảm đi căng thẳng và bình tĩnh. Tập luyện hơi thở này bằng hai bước đơn giản sau:
• Nhẹ nhàng hít không khí để làm đầy phổi và dạ dày của bạn trong khi từ từ đếm đến 3 hoặc 5 qua mũi
• Giữ một hoặc hai giây và dần dần thở ra trong khi đếm từ 1 đến 5
Lặp lại điều này nhiều lần có thể cho bạn cảm thấy sức mạnh nội lực quay trở lại với cơ thể của mình. Khi bạn thở ra, hãy tưởng tượng rằng bạn đang trút bỏ những phiền muộn và bức bối.
4. Tạo khoảng trống trong danh sách những việc cần làm (to-do-list)
Nếu bạn không thể hoàn thành công việc nhà, hãy để nó sang một thời gian khác. Hãy nhớ rằng cố gắng xử lí nhiều hơn những gì bạn có thể thực sự kiểm soát. Ngay cả những người phi thường nhất cũng nghỉ ngơi, và bạn không phải ngoại lệ. Giảm bớt hoặc ưu tiên các đầu mục công việc của bạn có thể là giải pháp cho những cơn đau đầu, đau lưng và vai, một trong những tác nhân của căng thẳng.
5. Thêm hoạt động thể chất vào thói quen của bạn
Cơ thể chúng ta cũng giống như động cơ ô tô, nếu bạn không bảo dưỡng, nó sẽ không hoạt động khi bạn cần nhất. Tập thể dục thường xuyên giúp xây dựng một cơ thể cường tráng và cho “động cơ” của bạn được rèn luyện. Đồng thời, nó cũng xây dựng một tâm trí vững vàng để đối phó với những căng thẳng ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta hàng ngày. Bạn không cần phải tập những bài có cường độ cao như HIIT hay bất kỳ bài tập nặng nhọc nào, hãy chọn một cái gì đó đơn giản và từ 7 đến 15 phút mỗi ngày.
Tham gia phòng tập thể dục hoặc trung tâm thể dục cộng đồng là điều tuyệt vời, nhưng bạn có thể chọn đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc khiêu vũ. Ý tưởng là giữ cho cơ thể của bạn vận động để tạo niềm vui. Hơn nữa, nếu bạn thuộc tuýp người thích hoạt động ngoài trời, hãy tận hưởng niềm đam mê của mình và tập luyện ở bên ngoài nhiều hơn./.
Theo VOV
“Chúng ta cần chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của mình và hiểu rằng chúng là một phần bình thường trong trải nghiệm của con người”.