Thực tế,ÔngchủAmazonchọnconđườngkhóđểtheođuổiđammêdự đoán liverpool tối nay Jeff Bezos là con trai của một bà mẹ 16 tuổi và một người cha bất lực. Dù vậy, gốc gác ấy không thể ngăn ông chạm đến những đỉnh cao trong cuộc đời một con người.
Thời thơ ấu
Jeff Bezos sinh ngày 12/1/1964, tên khai sinh Jeffrey Preston Jorgensen. Cha của ông, Ted Jorgensen, gặp và hẹn hò mẹ của ông, Jacklyn Gise khi cả hai còn học trung học. Jorgensen 18 tuổi và Gise 16 tuổi khi bà mang thai. Sau đó, họ bay tới Mexico và kết hôn bằng tiền của cha mẹ.
Jorgensen làm việc tại một cửa hàng bán lẻ với thù lao 1,25 USD/giờ nên không có nhiều tiền. Ông cũng là một kẻ nghiện rượu. Khi Bezos 17 tháng, cha mẹ ly hôn. Năm 1968, Gise tái hôn với Miguel Bezos, một người Cuba chỉ biết một chữ tiếng Anh duy nhất: “hamburger”. Năm 4 tuổi, Jeffrey Preston Jorgensen đổi tên thành Jeffrey Preston Bezos theo họ cha dượng.
Theo Brad Stone, tác giả cuốn sách “Everything Store: Jeff Bezos and the Age of Amazon”, tuổi thơ của Bezos có thể là nguyên nhân khiến ông ám ảnh với thành công. Hai biểu tượng công nghệ khác là Steve Jobs và Larry Ellison cũng được nhận nuôi giống như Jeff Bezos.
Thời niên thiếu, Bezos trải qua mùa hè tại nhà của ông bà ở Texas. Ông giúp sửa cối xay gió, tiêm phòng cho gia súc, làm các công việc khác. Họ cũng xem những bộ phim truyền hình dài tập mỗi buổi chiều. Đôi khi, ông còn tham gia các chuyến du lịch khắp nước Mỹ và Canada với ông bà.
Không chọn đường dễ để theo đuổi đam mê
Theo tác giả Stone, Bezos luôn nhận điểm A và đứng đầu lớp trung học, được nhận vào học sớm tại trường Princeton. Khi học đại học, ông từng nghĩ sẽ trở thành nhà vật lý lý thuyết. Dù vậy, vài năm sau, khi làm việc trong lĩnh vực tài chính tại New York, ông nảy ra ý tưởng về Amazon.
“Tôi biết được việc sử dụng Web tăng trưởng 2.300% mỗi năm. Tôi chưa bao giờ thấy cái gì phát triển nhanh như thế và ý tưởng xây dựng một hiệu sách trực tuyến với hàng triệu đầu sách – một thứ không thể tồn tại trong thế giới thực – vô cùng thú vị với tôi”, ông cho biết.
Khi ấy, ông 30 tuổi và vừa kết hôn 1 năm. “Tôi nói với vợ rằng tôi muốn bỏ việc để làm điều điên rồ này, tôi cũng không dám chắc điều gì sẽ xảy ra sau đó”. Vợ của ông, MacKenzie, động viên ông tiếp tục. “Tôi luôn muốn là một nhà phát minh và vợ muốn tôi theo đuổi đam mê”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ như vậy. Ông chủ của Bezos cùng ông đi dạo quanh Central Park và nói, dù đó là ý tưởng thực sự tốt, nó sẽ tốt hơn với những người chưa có một sự nghiệp tốt. Ông thuyết phục Bezos nghĩ thêm 2 ngày trước khi ra quyết định. “Nhìn theo cách đó, nó thực sự là lựa chọn khó khăn, nhưng cuối cùng, tôi quyết định nên thử. Tôi không nghĩ tôi sẽ tiếc nếu cố gắng và thất bại. Tôi ngờ rằng sẽ luôn bị ám ảnh nếu không thử sức. Sau rất nhiều cân nhắc, tôi đã lựa chọn con đường không mấy dễ dàng để theo đuổi đam mê và tôi tự hào vì lựa chọn đó”.
Amazon và ám ảnh với khách hàng
Khi Amazon mới hoạt động, họ chỉ bán sách. Bezos sẽ tự mình chở các gói hàng đến bưu điện trên chiếc xe Chevy Blazer 1987. “Tôi nghĩ có lẽ một ngày chúng tôi có thể đủ tiền mua một chiếc xe nâng. Hồi đó rất khác so với bây giờ”, ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn năm 2016.
Sau sách, mặt hàng tiếp theo có mặt trên Amazon là nhạc và video. Sau đó, ông hỏi ý kiến khách hàng về những gì họ muốn mua. “Tôi gửi email cho tất cả khách hàng, thực ra là khoảng 1.000 khách hàng ngẫu nhiên, và hỏi, ngoài sách, nhạc và video, các bạn còn muốn chúng tôi bán gì. Danh sách vô cùng dài”, ông nói. “Về cơ bản, nó là bất cứ cái gì họ nghĩ ra trong đầu”.
Một ý tưởng lóe lên trong đầu doanh nhân. Mọi người muốn mua sắm mọi thứ trên sàn thương mại điện tử, yêu thích sự tiện lợi. Vì vậy, họ mở rộng sang tất cả danh mục: điện tử tiêu dùng đến quần áo… Ngày nay, Amazon bán gần như mọi thứ trên đời, từ giấy vệ sinh, hàng tạp hóa đến điện tử, thời trang,
Có thể nói, Bezos là sự kết hợp hiếm có giữa lạc quan, ý tưởng và tầm nhìn. Thời điểm năm 2003, khi phần lớn ngành công nghệ vẫn choáng váng trước vụ nổ dot-com, Bezos vẫn dự đoán tích cực về tiềm năng của Internet. “Tôi nghĩ có nhiều sáng tạo hơn ở trước mắt hơn là những gì đã bỏ lại phía sau”, ông phát biểu trong một bài nói chuyện TED năm 2003.
Ngôi sao dẫn đường cho Bezos chính là làm những gì tốt nhất cho khách hàng. “Thứ kết nối mọi thứ mà Amazon làm là nỗi ám ảnh với khách hàng, không phải ám ảnh với đối thủ. Chúng tôi luôn tập trung vào khách hàng, làm việc để phục vụ nhu cầu khách hàng và phát triển kỹ năng mới nội bộ để thỏa mãn những gì chúng tôi nghĩ khách hàng sẽ cần trong tương lai”.
Một điểm nữa trong chiến lược kinh doanh của Bezos là “ý chí tư duy dài hạn”. “Chúng tôi rất hạnh phúc khi đầu tư vào các sáng kiến mới, có tính rủi ro trong 5 tới 7 năm mà hầu như các công ty khác không làm. Đó là sự kết hợp giữa chấp nhận rủi ro và triển vọng dài hạn, biến Amazon trở nên đặc biệt giữa đám đông”.
Cuối cùng, ông cũng ám ảnh với việc tìm ra các vấn đề và khắc phục chúng. “Bạn sẽ không muốn khiếm khuyết làm cản dòng chảy. Đây là một phần quan trọng để làm tốt trong bất kỳ doanh nghiệp nào”, ông chia sẻ.
Khi hành vi của người dùng trên Web phát triển, Amazon cũng vậy. Chẳng hạn, dịch vụ giao hàng 2 ngày Prime đi cùng gói xem các chương trình truyền hình trả phí. Amazon dấn sân sang lĩnh vực truyền thông và thỏa sức sáng tạo nhờ đế chế thương mại điện tử đứng sau. Một trong những chương trình phổ biến nhất của Amazon, “Transparent” dã dành 8 giải Emmy. Ông Bezos còn mua cả tờ The Washington Post năm 2013 với giá 250 triệu USD. Ngoài ra, Amazon thâu tóm chuỗi bán lẻ Whole Foods, nền tảng livestream Twitch để củng cố vị thế của mình.
Giấc mơ khám phá không gian
Bezos giầu có nhờ bán sách và đủ loại sản phẩm trên Trái đất, song đam mê của ông nằm ngoài không gian. “Đây là giấc mộng thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu thích khám phá không gian, du lịch vũ trụ khi mới 5 tuổi. Tôi đã xem Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng. Bạn không chọn đam mê mà đam mê chọn bạn. Tôi không thể ngừng nghĩ về không gian. Tôi luôn nghĩ về nó kể từ lúc ấy”.
Vì vậy, ông thành lập Blue Origin, công ty có mục tiêu giảm giá các chuyến du lịch vũ trụ để phù hợp với nhiều người hơn. “Về cơ bản, điều tôi đang làm là dùng các chiến tích với Amazon để đầu tư vào chúng. Mỗi lần bạn thấy tôi bán cổ phiếu Amazon, đó là để gửi tiền vào Blue Origin”.
Ông cũng đang phát triển hạ tầng cho thế hệ doanh nhân không gian tiếp theo. “Nếu năm 80 tuổi, nhìn lại cuộc đời và những gì tôi làm khiến kinh doanh vũ trụ bùng nổ, tôi sẽ là một người rất, rất hạnh phúc”.
Du Lam
Amazon nhất quyết không chấp nhận các khoản thanh toán bằng tiền số, nhưng sẽ bán NFT
Có vẻ như gã khổng lồ thương mại trực tuyến sẽ là cái tên lớn tiếp theo nhảy vào thị trường vô cùng béo bở mang tên NFT.