Theạtđạihọcdoanhthunghìntỷtrườngnàocaonhấlịch phát sóng bóng đá trực tiếp hôm nayo số liệu được trích từ đề án tuyển sinh, báo cáo công khai của các trường đại học, 10 trường dẫn đầu về doanh thu trên cả nước trong năm 2023 đều đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Trong số này, có 6 trường đại học công lập và 4 trường tư thục.
Dẫn đầu về tổng nguồn thu là Trường ĐH FPT với gần 2.920 tỷ đồng. Những năm học trước, trường này cũng thuộc top các đại học doanh thu cao nhất, trong đó hơn 90% nguồn thu đến từ học phí.
Xếp sau đó là ĐH Bách khoa Hà Nội với khoảng 2.140 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2022 (năm 2022 doanh thu của trường này khoảng 1.070 tỷ). Trong đó, thu từ học phí chiếm phần lớn với 1.340 tỷ đồng, khoảng 63%. Nguồn thu từ học phí của trường này cũng tăng nhanh những năm gần đây. Ngoài ra, các nguồn thu còn đến từ ngân sách, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và một số nguồn thu khác.
Trường ĐH Văn Lang tuy chưa công khai tổng thu năm 2023 nhưng tổng nguồn thu của trường năm 2022 đã đạt mức 1.758 tỷ đồng, chủ yếu đến từ học phí.
Còn với Trường ĐH Kinh tế TPHCM, tổng nguồn thu hợp pháp tăng từ 1.443 tỷ vào năm 2022 lên gần 1.680 tỷ vào năm 2023.
Top các trường đại học dẫn đầu về doanh thu trên cả nước còn có Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (1.476 tỷ), Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (1.410 tỷ), Trường ĐH Công nghệ TPHCM (1.260 tỷ), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (1.141 tỷ), Trường ĐH Công nghiệp TPHCM (1.010 tỷ), Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TPHCM (1.004 tỷ).
So với năm 2022, top 10 năm 2023 có thêm Trường ĐH Công nghiệp TPHCM và Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TPHCM. ĐH Cần Thơ năm 2022 đạt 1.090 tỷ đồng, năm 2023 bật ra khỏi top các trường có doanh thu nghìn tỷ, xuống còn hơn 950 tỷ.
Theo báo cáo chi tiết về các nguồn thu, hai trường ĐH Nguyễn Tất Thành và ĐH Công nghệ TPHCM có tỷ lệ thu từ học phí cao, chiếm tới hơn 98%.
Thực tế hiện nay nguồn thu của các đại học chủ yếu bao gồm 3 nguồn thu chính: học phí, ngân sách nhà nước (có thể là cấp chi thường xuyên, chi đầu tư cho các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, bồi dưỡng cán bộ…) và nguồn thu khác (chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ, hợp tác với doanh nghiệp và các nguồn tài trợ từ bên ngoài,…). Tuy nhiên, học phí vẫn đang là nguồn thu lớn nhất.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi học phí là nguồn thu chính của các trường vô tình trở thành rào cản và áp lực cho sinh viên nghèo. Trong đề án tuyển sinh, nhiều trường đại học cũng đưa ra lộ trình tăng học phí từ 8-15%.
Dẫu vậy, một số trường thời gian qua cũng nỗ lực đa dạng các nguồn thu, chẳng hạn tại ĐH Bách khoa Hà Nội, doanh thu đến từ nghiên cứu khoa học và các nguồn thu khác đã tăng từ 97,4 tỷ năm 2022 lên thành 506 tỷ đồng năm 2023.
Nghịch lý thu hàng trăm tỷ học phí/năm, trường Quốc tế Mỹ vẫn nợ hơn 3.000 tỷHọc sinh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN- trường Quốc tế Mỹ) đóng học phí hàng trăm triệu đến gần 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên hiện tại, trường không có khả năng chi trả lương cho giáo viên, nợ tiền phụ huynh và hàng nghìn học sinh phải ngừng học.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)