Cắt bỏ mảng mỡ: Đúng,ựchưhìnhảnhquotcắtcảmảngmỡquotgiảmcânnhannhảntrênmạngxãhộmẹo đánh bầu cua trên điện thoại nhưng thường được phóng đại
Ngày 22/11, bên lề hội nghị Da liễu tại TP Huế năm 2024, TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, xu thế chị em phụ nữ làm đẹp ngày càng phổ biến.
Trong đó, xu hướng người dân tìm đến các dịch vụ giảm béo ngày càng tăng. Từ đó, các quảng cáo về giảm béo, tạo hình thành bụng cũng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, với những hình ảnh cắt cả mảng mỡ dày.
"Hình ảnh trên mạng về việc cắt bỏ cả mảng mỡ trong quá trình giảm béo hoặc tạo hình thành bụng thường được sử dụng để minh họa, nhưng mức độ chính xác của chúng phụ thuộc vào loại thủ thuật và nguồn gốc hình ảnh.
Một số hình ảnh cắt bỏ cả mảng mỡ trên mạng có thể đúng trong trường hợp phẫu thuật tạo hình thành bụng, khi cả da và mỡ thừa được loại bỏ. Tuy nhiên, nhiều hình ảnh đã được chỉnh sửa hoặc phóng đại để thu hút sự chú ý, không phản ánh đúng quá trình hút mỡ hoặc giảm béo thông thường", bác sĩ Hiền thông tin.
Hơn nữa, dịch vụ giảm béo, tạo hình thành bụng có can thiệp, chị em cần rất cẩn trọng, chỉ thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ được cấp phép.
Chỉ hút tối đa 4-5 lít mỡ trong một lần
Bác sĩ Hiền cho biết, nhiều người khi đi can thiệp giảm béo, luôn mong muốn hút càng nhiều mỡ càng tốt. Điều này rất nguy hiểm, không thể tùy tiện muốn hút bao nhiêu mỡ thì hút.
"Theo khuyến cáo, lượng mỡ hút tối đa được khuyến nghị là khoảng 5-6% trọng lượng cơ thể, tương đương khoảng 4-5 lít mỡ trong một lần thực hiện. Lý tưởng mỗi lần chỉ nên hút mỡ tương đương 2-3% trọng lượng cơ thể.
Bệnh viện đã gặp rất nhiều trường hợp biến chứng liên quan đến hút mỡ, giảm béo bụng được thực hiện tại những cơ sở spa, thẩm mỹ viện không được cấp phép, do hút mỡ quá nhiều", bác sĩ Hiền nói.
Bác sĩ Hiền cũng chia sẻ về ca tắc mạch sau hút mỡ tại một spa bệnh viện mới tiếp nhận điều trị.
Đây là trường hợp nữ bệnh nhân 30 tuổi ở Thanh Hóa, thực hiện hút mỡ bụng ở cơ sở tư nhân ở TPHCM. Sau phẫu thuật vùng hút mỡ bụng đau, bệnh nhân bị tấy đỏ vùng bụng kéo dài gần 3 tháng. Khi ra Hà Nội, chị đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, được chẩn đoán tụ dịch, nhiễm khuẩn.
"Nguyên nhân là do quá trình hút mỡ không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết. Bệnh nhân được điều trị bằng trích rạch làm sạch, kháng sinh chống viêm, hồi phục hoàn toàn", bác sĩ Hiền thông tin.
Theo bác sĩ Hiền, biến chứng tắc mạch máu do mỡ là biến chứng nghiêm trọng nhất, khi các hạt mỡ nhỏ lọt vào hệ tuần hoàn và di chuyển đến các cơ quan quan trọng như phổi hoặc não, dẫn đến suy hô hấp, ngừng tim, hoặc tử vong. Nguy cơ này tăng cao khi thực hiện kỹ thuật không đúng hoặc hút mỡ quá nhiều trong một lần.
Các nguy cơ khác có thể gặp như: Phản ứng thuốc tê hoặc thuốc mê do sử dụng thuốc gây tê/mê không đúng liều lượng hoặc không được quản lý chặt chẽ; Tổn thương nội tạng hoặc các mạch máu lớn do can thiệp không đúng kỹ thuật.
Biến chứng nhiễm trùng và hoại tử do điều kiện vô khuẩn không được đảm bảo hoặc quy trình hậu phẫu không được tuân thủ nghiêm ngặt, bệnh nhân bị nhiễm trùng lan tỏa, dẫn đến viêm cân da hoặc hoại tử vùng da được phẫu thuật; Biến chứng tụ máu, bầm tím...
Cũng theo chuyên gia này, nếu thực hiện đúng chỉ định, tại các cơ sở cấp phép, rủi ro biến chứng hút mỡ sẽ giảm xuống. Bởi tại các cơ sở này, bác sĩ chuyên môn chỉ định, sàng lọc rất chặt chẽ, trường hợp nào được hút mỡ, trường hợp nào là chống chỉ định.
"Những người có bệnh tim mạch nặng, rối loạn đông máu nghiêm trọng hoặc đang được điều trị thuốc chống đông không thể ngừng điều trị (trong trường hợp thay van tim, rung nhĩ, viêm tắc tĩnh mạch sâu hay huyết khối mạch phổi.
Hay những người mắc các bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương như một số bệnh lý nhiễm trùng hay đái tháo đường; Thể chất bệnh nhân kém hoặc đã trải qua chế độ ăn kiêng ngay trước đó; Có tiền sử phẫu thuật ổ bụng hoặc tiền sử mổ lấy thai là những trường hợp chống chỉ định tương đối với phẫu thuật hút mỡ bụng", bác sĩ Hiền cho biết.
Ngoài ra, cần chú ý các bệnh nhân có tiền sử sẹo lồi, phải hết sức thận trọng khi chỉ định hút mỡ ở những bệnh nhân này.
Bệnh nhân béo phì có BMI > 30 có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng và nguy cơ tử vong cao hơn do thường hút mỡ khối lượng lớn.
PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, hội nghị Da liễu tại Huế diễn ra trong 3 ngày (21-23/11) năm nay là sự kiện "ba trong một", bao gồm Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI; Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên và Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II.
Sự kiện do Hội Da liễu Việt Nam, Bệnh viện Da liễu Trung ương và Sở Y tế Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
Đây là diễn đàn quốc tế với sự tham gia của 1.400 đại biểu, chuyên gia da liễu từ khắp nơi trên thế giới với các bác sĩ, chuyên gia từ Lào, Campuchia và Việt Nam nhằm trao đổi kiến thức chuyên môn chuyên ngành da liễu và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Hội nghị có hai phiên toàn thể, 18 phiên khoa học, ba phiên hội thảo chuyên đề và một phiên hội thảo tiền hội nghị với hơn 100 báo cáo chuyên môn. Trong đó, có gần 30 báo cáo quốc tế là các chuyên gia da liễu đến từ các quốc gia trên thế giới và khu vực như: Mỹ, Ý, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia và Lào…
Đặc biệt, hội nghị cũng tổ chức một phiên đào tạo liên tục về ứng dụng Dermoscopy (phát hiện sớm ung thư da) trong chuyên ngành da liễu. Khóa đào tạo này thu hút sự quan tâm và được đánh giá cao của đội ngũ bác sĩ tham dự hội nghị.
PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bệnh viện Da liễu của tỉnh được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và mô hình tổ chức.
Hiện nay, bệnh viện triển khai rất nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, điều trị các bệnh lý khó và hiếm gặp, phát triển ứng dụng công nghệ laser thẩm mỹ với nhiều máy móc hiện đại.
Trong khuôn khổ sự kiện, sáng 21/11, Bệnh viện cũng thành lập Phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến nhằm tăng cường hiệu quả khám, điều trị và quản lý bệnh nhân vảy nến cũng như các bệnh da hiếm gặp.