Ngày 21/12,ắcdịdạngmạchmáuthểtĩnhmạchkhiếnbàntaymọckhốilạ7m.cn tỷ lệ ma cao ThS.BS Nguyễn Quang Toản, khoa Phẫu thuật - Can thiệp Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật lấy khối dị dạng mạch máu bất thường vùng cẳng, bàn tay trái cho người phụ nữ 50 tuổi trú tại Đông Triều (Quảng Ninh).
Người bệnh cho hay từ nhỏ chị đã thấy xuất hiện những khối nhỏ vùng cẳng tay trái, không đau vì thế không đi khám hay điều trị. Một năm gần đây, khối này to lên nhanh, lan xuống cổ bàn tay trái, xuất hiện nhiều gân xanh nổi ngoằn ngoèo xung quanh.
Đến bệnh viện kiểm tra, người phụ nữ này được chẩn đoán dị dạng mạch máu thể tĩnh mạchvùng cẳng, bàn tay trái, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối.
Kích thước khối dị dạng vùng cẳng, bàn tay khoảng 5x10 cm, có nhiều tĩnh mạch kích thước lớn đi vào nuôi khối. Trong khối giàu tĩnh mạch và có xoang tĩnh mạch thể hang lớn chứa hồ máu, khối ăn vào gân cơ lân cận.
Sau 2 giờ phẫu thuật, toàn bộ khối dị dạng mạch tại cẳng, bàn tay trái của người bệnh đã được cắt bỏ, các tĩnh mạch nuôi khối đã được thắt lại. Hiện nữ bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện.
Trước đó, bệnh viện này từng điều trị cho nhiều trường hợp có khối phình tĩnh mạch vùng cẳng chân và vùng cẳng tay, trong đó có những khối có kích thước rất lớn tới 10x20cm (tương đương một gang tay người lớn).
Dị dạng mạch máu thể tĩnh mạchlà một khối tổ chức mềm, dễ dàng ấn xuống, da trên thương tổn màu xanh tím, đôi khi có thể sờ thấy các nốt vôi hóa bằng tay (còn gọi là sỏi tĩnh mạch). Đây là loại dị dạng mạch máu hay gặp nhất, tỷ lệ lên đến 50%.
Các tổn thương của dị dạng tĩnh mạch có thể rất nhỏ hoặc trong thời gian dài mới phát bệnh. Dị dạng tĩnh mạch có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và gây nhiều tổn thương.
- Dị dạng tĩnh mạch cổ mặt có thể lớn và nhỏ. Thương tổn lớn gây biến dạng mặt tiến triển, làm mất cân đối hai bên mặt. Một vài dị dạng tĩnh mạch lớn có liên quan đến xoang quanh sọ và phát triển thành dị dạng tĩnh mạch nội sọ.
Dị dạng tĩnh mạch lớn ở hầu họng và phần sâu cổ họng có thể lan rộng chèn ép đường thở, hầu hết những người mắc bệnh này buộc phải mở thông khí quản.
- Dị dạng tĩnh mạch chi có thể dẫn đến mất cân đối hai chi.
- Dị dạng tĩnh mạch trong xương có thể gây yếu xương và gãy xương bệnh lý.
- Dị dạng tĩnh mạch đường tiêu hóa có thể gây chảy máu mạn tính và thiếu máu.
- Dị dạng tĩnh mạch chùm hay còn gọi là u mạch chùm, có đặc điểm là rất nhiều u dị dạng tĩnh mạch màu xanh trên da, mềm.
- Dị dạng tĩnh mạch da niêm mạc gia đình là các thương tổn da hình vòm với kích cỡ khác nhau tiến triển theo thời gian.
Khối dị dạng mạch máu nếu không được khám, phát hiện, điều trị sớm sẽ tiến triển, ăn vào gân cơ, xương, ảnh hưởng đến chức năng chi thể và thẩm mỹ.
Bất ngờ bị đột quỵ khi đang nằm viện điều trị xuất huyết dạ dàyĐang điều trị chảy máu đường tiêu hóa do loét dạ dày ở bệnh viện, sáng tỉnh dậy, bệnh nhân bất ngờ méo miệng, nói khó, liệt thần kinh mặt và yếu nửa người trái, huyết áp tăng rất cao.