Sự trỗi dậy, sụp đổ của các thương hiệu smartphone đình đám_nice vs marseille
Vào đầu những năm 2000,ựtrỗidậysụpđổcủacácthươnghiệusmartphoneđìnhđánice vs marseille Nokia từng thống trị thế giới điện thoại di động. Tuy nhiên, chỉ khoảng một thập niên sau đó, số phận của công ty Phần Lan đã đảo ngược hoàn toàn.
Trường hợp của Nokia không phải là cá biệt. Dưới đây là câu chuyện về những bước thăng trầm, bao gồm cả sự trỗi dậy và đôi khi sụp đổ của một số thương hiệu smartphone đình đám trên thế giới:
Nếu nhìn biểu đồ thống kê trên, bạn sẽ thấy Nokia từng nắm giữ thế thượng phong trong mảng điện thoại di động cho mãi tới năm 2010. Đây là thời điểm ngay trước khi Stephen Elop, tổng giám đốc điều hành của Nokia lúc bấy giờ, cho đăng tải thông điệp "nền tảng đang bốc cháy" nổi tiếng, chính thức khai tử Symbian, hệ điều hành smartphone thông dụng nhất vào thời điểm đó.
Nokia Lumia 800 đã giới thiệu nền tảng Windows Mobile với thế giới vào cuối năm 2011, nhưng tất cả đã quá muộn. Sự sụp đổ của Symbian đã mở đường cho sự trỗi dậy của hệ điều hành Android và công ty Phần Lan không bao giờ vực dậy được nữa.
Chúng ta có thể nhìn thấy một mảng nhỏ màu đỏ xuất hiện trong đồ thị vào khoảng năm 2012 và đó là những sản phẩm Lumia mang thương hiệu Microsoft. Chúng chỉ như một đốm sáng trên màn hình radar. Năm 2016, một công ty mới - HMD - tiếp quản di sản của Nokia và chúng ta có thể nhìn thấy sự ưa chuộng bắt đầu trỗi dậy một lần nữa.
Sony và Ericsson giải quyết vấn đề tốt hơn nhiều so với Nokia. Chúng ta có thể tháy các mảng màu tím mận và tím hòa vào nhau năm 2001 để thành lập một công ty liên danh. Công ty liên danh này tan rã khi Sony thâu tóm cổ phần của Ericsson vào năm 2012.
HTC bắt đầu như một công ty sản xuất thiết kế gốc và các thiết bị XDA gia công cho O2, lấy cảm hứng từ tên một diễn đàn nổi tiếng của cộng đồng phát triển phần mềm điện thoại. Vào khoảng năm 2006, HTC bắt đầu bán các sản phẩm với tên thương hiệu của mình và nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì chất lượng cao. Tuy nhiên, thương hiệu HTC hiện có xu hướng suy yếu và đang trông cậy vào công nghệ thực tế ảo (VR) để giúp tiếp tục phát triển vào những năm 2020.
Biểu đồ thể hiện rất rõ sự lớn mạnh không ngừng của các thương hiệu đến từ Trung Quốc. Tập đoàn Huawei đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc để giúp thương hiệu tìm được chỗ đứng tại các thị trường phương Tây. Tân binh OnePlus khởi nghiệp với một số vốn khiêm tốn nhưng gây chú ý nhờ một chiến dịch truyền thông xã hội thành công.
Nhà sản xuất smartphone Trung Quốc Xiaomi đã chứng minh là một chuyên gia sành sỏi về khả năng tự quảng bá và hiện là một trong những thương hiệu thông dụng nhất thế giới hiện nay. Câu chuyện thành công của thương hiệu này hoàn toàn trái ngược với Motorola, công ty đã phát minh ra điện thoại di động.
Apple thậm chí không cần đến truyền thông xã hội nhưng mọi người vẫn xếp hàng dài trên các đường phố, thậm chí ngủ trong các lều dựng tạm để giành cơ hội mua được chiếc iPhone đời mới nhất. Song, sự hâm mộ dành cho thương hiệu này dường như giảm sút thời gian gần đây, có lẽ vì mọi người bắt đầu cảm thấy chán nản với các đợt nâng cấp iPhone đắt tiền hàng năm của hãng, hoặc có lẽ các smartphone tầm trung đã trở nên quá tốt trong khi Apple không quan tâm tới phân khúc di động này.
Trong khi đó, từ bước khởi nghiệp khiêm tốn, nhưng sớm hơn Apple trong mảng thiết bị di động, Samsung không ngừng vươn lên để chiếm giữ ngôi vương về sản xuất smartphone, thay cho Nokia, xét về thị phần. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Strategy Analytics, trong quý 2/2017, đại gia công nghệ Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường smartphone với thị phần áp đảo và số lượng máy xuất xưởng đạt 79,5 triệu chiếc.
Tuấn Anh(GSmarena)
Cứ 4 người trên thế giới lại có 1 người nghiện smartphone
Bên cạnh đó, còn nhiều thống kê thú vị về thói quen của người dùng smartphone mà không phải ai cũng biết.