Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một số trường THCS ở Hà Nội vận động,Ámảnhchuyệnbịépkhôngnênthivàolớpvìhọckékeonhacai .de thậm chí yêu cầu học sinh lớp 9 có học lực kém phải chuyển sang trường tư hoặc cam kết không thi vào lớp 10 công lập mà đi học nghề, đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Chia sẻ với VietNamNet, nhiều trường hợp phụ huynh, học sinh cũng nêu lên tình cảnh tương tự bản thân mình đã phải trải qua. Em C.A, cựu học sinh của một trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy cho hay, năm ngoái, sau khi có kết quả thi cuối học kỳ 1 với điểm số được cho là thấp, đến đầu học kỳ 2, em cùng một số bạn khác được yêu cầu mời bố mẹ lên trường để gặp hiệu trưởng. Song theo A., kết quả học tập của mình ở thời điểm đó không quá kém. Nữ sinh này có Toán và Văn tầm 7 điểm, các môn còn lại hầu như từ 8 trở lên, chỉ môn Vật lý đạt điểm dưới trung bình là 4 điểm. “Qua lời kể của mẹ em, tại buổi họp, hiệu trưởng nhà trường nói chuyện hướng cho chúng em đi học nghề và bảo rằng không nên thi, bởi nếu thi chuyển cấp thì sẽ ảnh hưởng đến thành tích của trường. Không chỉ tại cuộc họp với hiệu trưởng, mà qua cả thái độ của giáo viên chủ nhiệm trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng hay “nhắc khéo” em về việc không nên thi. Cô thường nói: “Điểm như thế này thì không biết thi lớp 10 sẽ ảnh hưởng như thế nào”,.... Tưởng mình là số ít nhưng năm nay thông qua mạng xã hội, em được biết là có vẻ cũng có nhiều trường hợp bị ép buộc nên em muốn lên tiếng về việc này”, A. tâm sự. Năm ngoái, cuối cùng, sau tất cả, A. vẫn quyết định thi và không làm cam kết không tham gia dự thi. Kết quả, A. vẫn đỗ được vào một trường THPT công lập ở Hà Nội. Song, vì trường này xa nhà nên gia đình đã quyết định cho em theo học một trường tư ở địa bàn quận Cầu Giấy. Thế nhưng, theo A., việc này vẫn luôn ám ảnh em về sự hoài nghi đối với bản thân. “Ở lứa tuổi đó, thấy người ta đánh giá mình như vậy, em vừa cảm thấy buồn bực vừa hoang mang, lo lắng. Bởi học bao nhiêu năm như vậy mà được khuyên không nên thi lớp 10, vì khả năng không thi được, thì vô cùng hụt hẫng. Khi đó em cảm thấy ngại với mọi người xung quanh và tâm lý bị ảnh hưởng một thời gian dài sau đó”, A. chia sẻ. Chị A.D (phụ huynh ở Hà Nội) cũng cho hay chính chị đã phải ký đơn tự nguyện không cho con thi lớp 10 trong sự nhức nhối cách đây 2 năm. Điều đáng nói, theo chị, con lại nằm trong lớp chọn của trường, lớp không có học sinh cá biệt. “Tôi đã từng sôi máu định đưa ra ánh sáng nhưng nghĩ rồi để làm gì? Để cùng con tôi giành giật điều không đáng ư? Cuối cùng tôi lựa chọn cho con mình một môi trường ít áp lực, để con tôi có cơ hội phấn đấu và làm người”. Chị D kể, năm đó, gần hết học kỳ 1 của con thì chị là 1 trong hơn 30 phụ huynh được hiệu trưởng mời lên họp, để nói về tình trạng học tập, khả năng không thể thi nổi vào lớp 10 của con. Cùng đó là lời khuyên phụ huynh nên lựa chọn trường dân lập hoặc trường nghề cho con. “Con được xếp vào những học sinh học kém nhất lớp, diện có thi cũng không đỗ nổi -theo đánh giá của cô chủ nhiệm. Họ hướng cho mình ký đơn không cho con dự thi. Tất cả chỉ đổ cho con học kém. Khi không còn sự lựa chọn nào tốt hơn, mình đã tham khảo bạn bè để quyết định cho con học 1 trường dân lập gần nhà". Chị D cho hay, việc của gia đình chị cũng qua mấy năm rồi, nhưng nay thấy thông tin dấy lên, bản thân chị nghĩ cần đấu tranh, cần có trách nhiệm với xã hội và lên tiếng về vấn nạn này. “Khi học cấp THCS, con tôi đã từng suýt tự tử vì áp lực. Đến giờ con vẫn ám ảnh và vẫn nói những năm đó như cơn ác mộng. Con mình không phải đứa trẻ hư, nhưng bất hợp tác với cô giáo. Bị chê học dốt thì con tự ti và không muốn học nữa”, chị D kể. Chị D cũng cho biết, giờ con chị lại luôn thuộc top đầu lớp, được tham gia dự thi các loại hình từ học sinh giỏi đến các cuộc thi hướng nghiệp của trường. "Con đã thực sự được là chính mình”. Thanh Hùng'Ép' học sinh kém không thi lớp 10: Ngành giáo dục phủ nhận, phụ huynh vẫn bức xúc
Hiện tượng nhà trường vận động, thậm chí “gây áp lực” không cho học sinh yếu, kém dự thi vào lớp 10 công lập vẫn được phụ huynh phản ánh, khiếu nại hàng năm.