Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ,ộtrưởngBùiThanhSơnhộiđàmvớiNgoạitrưởngTrungQuốcVươngNghịlich thi dau ngoai hang Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: TTXVN phát)
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 2-4/12, ngày 2/12, tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Trong không khí hữu nghị, thẳng thắn, xây dựng, hai bên trao đổi ý kiến về các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc thời gian tới.
Hai bên cũng thảo luận về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện (Chính phủ Trung Quốc) Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại (Chủ tịch Quốc hội) Trung Quốc Lật Chiến Thư và lãnh đạo cấp cao Trung Quốc; chúc mừng thành công của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc; chúc Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội XX và các sự kiện quan trọng khác trong năm 2022.
Tại hội đàm, hai bên đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ hai nước năm qua, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đặc biệt là, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên, định ra phương hướng lớn trong hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực; giao lưu giữa các bộ, ngành, địa phương diễn ra thường xuyên; hợp tác kinh tế duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch thương mại 10 tháng đầu năm đạt 133,65 tỷ USD, tăng 30%, vượt kim ngạch của cả năm 2020.
Hai bên nhất trí cho rằng việc Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước.
Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí tăng cường thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc cấp cao, phát huy vai trò các cơ chế giao lưu, hợp tác kênh Đảng, Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương, triển khai hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, địa phương, các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại cũng như những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng.
Hai bên đi sâu trao đổi về các biện pháp phối hợp cụ thể trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm duy trì các hoạt động giao thương, hợp tác kinh tế.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống dịch COVID-19, nhất là hợp tác vaccine và điều trị bệnh; đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi về thủ tục thông quan cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản qua các cửa khẩu biên giới, tránh tình trạng ách tắc cửa khẩu biên giới vào thời điểm cuối năm; mở rộng các mặt hàng hoa quả xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam, góp phần cân bằng cán cân thương mại song phương và duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất của hai nước; phối hợp thúc đẩy một số dự án về dân sinh do Trung Quốc viện trợ đạt tiến triển và sớm đưa vào sử dụng.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: TTXVN phát)
Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong công tác phòng chống dịch, bao gồm hợp tác về vaccine.
Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ 20 triệu Nhân dân tệ mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng dịch và 500.000 liều vaccine ngừa COVID-19 cho các địa phương của Việt Nam.
Coi trọng quan tâm của Việt Nam về cân bằng thương mại, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ mở rộng nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có ưu thế, nhất là nông sản; khuyến khích doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào các dự án lớn, công nghệ cao tại Việt Nam; đánh giá cao việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hai bên trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề biên giới lãnh thổ; nhất trí tuân thủ nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý, phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền, kịp thời trao đổi, xử lý vấn đề nảy sinh, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)./.
TheoTTXVN