Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Sáng 11-2,ổngBíthưNguyễnPhúTrọnglàmviệcvớiBanKinhtếTrungươbayern munich chuyển nhượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với Ban Kinh tế Trung ương.
Cùng tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, từ khi tái lập (tháng 12/2012) đến nay, Ban Kinh tế Trung ương trong điều kiện vừa ổn định tổ chức bộ máy vừa triển khai các công việc, đã thể hiện rõ tinh thần quyết liệt, chủ động, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu chiến lược về kinh tế-xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bám sát nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và nội dung, chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, năm 2016 trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, Ban Kinh tế Trung ương đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành có chất lượng các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Lần đầu tiên, Ban Kinh tế Trung ương được tin tưởng giao chủ trì chuẩn bị 7 đề án quan trọng trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trong năm 2017.
Đây là những đề án hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tập trung vào việc tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách và giải pháp phù hợp, có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nêu tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Quá trình xây dựng các đề án bảo đảm bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, cơ sở khoa học, bối cảnh quốc tế và thực tiễn đất nước, đặc biệt là kết quả tổng kết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới.
Ngay từ đầu năm 2016, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế-xã hội, kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm phát sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội, được dư luận xã hội quan tâm để báo cáo, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư giải pháp ứng phó, xử lý kịp thời, như về tình hình hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long; vấn đề các doanh nghiệp nước ngoài đang đẩy mạnh thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam; tình hình giao đất đối với các dự án FDI và thương nhân nước ngoài mua đất ven biển một số tỉnh miền Trung...
Ban Kinh tế Trung ương đã thẩm định và tham gia ý kiến đối với các báo cáo, đề án quan trọng theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng thời tham gia ý kiến đối với nhiều văn bản, dự thảo chỉ thị, nghị quyết, đề án, báo cáo theo đề nghị của các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Công tác thẩm định có nhiều đổi mới và nâng cao chất lượng, thể hiện rõ quan điểm và tinh thần trách nhiệm cao, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư có cơ sở để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Nhiều nội dung thẩm định đã được Ban Kinh tế Trung ương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và tổ chức tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia để có những thông tin đa chiều, khách quan.
Ban Kinh tế Trung ương thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế-xã hội; qua đó nắm sát hơn tình hình thực tiễn ở các bộ, ngành, địa phương; kịp thời phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn, phối hợp tháo gỡ hoặc đề xuất xử lý, tạo điều kiện cho các địa phương, cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Ban Kinh tế Trung ương đã tích cực duy trì và đẩy mạnh quan hệ hợp tác, phối hợp với các cộng tác viên, các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế nhằm lấy ý kiến tham gia, phản biện, huy động, tập hợp trí tuệ, kinh nghiệm trong xây dựng đề án; đồng thời chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, năm 2016 đã nghiệm thu 18 đề tài và đang tiếp tục triển khai nghiên cứu 11 đề tài.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đóng góp của đại diện các ban, bộ, ngành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác của Ban Kinh tế Trung ương sau hơn 4 năm tái lập, đặc biệt là năm 2016 vừa qua. Hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương ngày càng toàn diện, nhuần nhuyễn, chất lượng cao hơn và có thêm kinh nghiệm. Cơ ngơi làm việc, đội ngũ cán bộ ngày càng được kiện toàn, trong đó 57% có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, lãnh đạo Ban đều là những đồng chí có trình độ, kinh nghiệm công tác trên các lĩnh vực.
Ban Kinh tế Trung ương ngày càng có nhiều sản phẩm, đề án, báo cáo, thông tin tư liệu cho thấy hoạt động khá toàn diện, cả nghiên cứu, thẩm định, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát...
Năm 2016, Ban đã tổ chức 59 đợt công tác, làm việc với các bộ, ngành, địa phương; 42 hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tiếp, làm việc với 41 đoàn khách quốc tế; ký kết quy chế phối hợp công tác với 36 cơ quan, đơn vị; lãnh đạo Ban tham gia 21 Ban Chỉ đạo, Hội đồng Trung ương…
Công tác thẩm định có nhiều tiến bộ, tỏ rõ chính kiến, quan điểm, có tính phản biện cao hơn, thẳng thắn hơn, là cơ sở để Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, xem xét quyết định những chủ trương lớn về kinh tế-xã hội. Những hoạt động này mang lại kết quả ngày càng tích cực, khẳng định việc tái lập Ban Kinh tế Trung ương là cần thiết, đúng đắn.
Về phương hướng nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu chiến lược về kinh tế-xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Với những kết quả và kinh nghiệm đã có thời gian vừa qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Kinh tế Trung ương cần hoạt động toàn diện hơn, chất lượng cao hơn, với tinh thần tích cực, chủ động, quyết liệt hơn, không chỉ chờ giao việc mới làm, mà phải chủ động đề xuất.
Việc nghiên cứu, xây dựng đề án, cần bảo đảm có những đề án chất lượng cao hơn, mang tầm chiến lược. Công tác thẩm định cần sắc bén hơn, khách quan, công tâm, thuyết phục, mang tính phản biện, không xuôi chiều.
Thông qua công tác thẩm định, cần phát hiện kịp thời những vấn đề còn hạn chế, bất hợp lý, để đề xuất, góp ý thật thuyết phục. Muốn vậy, cần có dũng khí, bản lĩnh, trình độ, hiểu biết; hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương phải ở tầm chiến lược, không đi vào kinh tế ngành, kinh tế địa phương.
Tổng Bí thư đề nghị Ban Kinh tế Trung ương làm tốt hơn nữa công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những mặt tốt để khuyến khích biểu dương, những điển hình tiên tiến, mô hình tốt để nhân rộng; đồng thời phê phán, xử lý những tiêu cực, tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Qua giám sát, đã phát hiện được gì? đề xuất xử lý ra sao? Nhất là đối với tình trạng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, các hiện tượng tiêu cực trong làm ăn kinh tế... Thông qua các vụ việc cụ thể, cần phát hiện, đề xuất những vấn đề mang tầm chiến lược; đồng thời thể hiện quan điểm, ý kiến của Ban Kinh tế Trung ương về những vấn đề lớn.
Tổng Bí thư lưu ý Ban Kinh tế Trung ương cần quan tâm hơn nữa công tác hướng dẫn, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Trung ương, nhằm tạo đồng thuận cao trong xã hội, góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tế cuộc sống, biến nghị quyết thành hiện thực. Mặt khác, qua thực tế khảo sát, nghiên cứu, phát hiện cái mới, đề xuất bổ sung đường lối, chủ trương ở tầm chiến lược; phê phán, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, sai trái.
Để làm được những việc nói trên, Tổng Bí thư chỉ rõ cần hết sức quan tâm việc xây dựng cơ quan, đội ngũ, phương thức tổ chức, lề lối làm việc, thu hút, tập hợp các chuyên gia giỏi, có bản lĩnh, kinh nghiệm, trình độ. Trong đó, đội ngũ lãnh đạo phải đoàn kết thống nhất cao, đồng tâm hiệp lực, phải phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, trước hết là người đứng đầu, xây dựng tổ chức Đảng thực sự trong sạch vững mạnh.
Đồng thời, Ban Kinh tế Trung ương cần đặc biệt quan tâm công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng vững vàng, có phương pháp làm việc tốt.
Tổng Bí thư mong rằng Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã có, làm tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ của một cơ quan tham mưu chiến lược về kinh tế-xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định sẽ cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Ban, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục những tồn tại hạn chế, tiếp tục hoàn thành tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Cúp C2)