Một vấn đề mà nhiều người dân,ạođiềukiệnthuậnlợichongườidânnộphồsơtrựctuyếtỷ số 2 in 1 doanh nghiệp (DN) quan tâm hiện nay là việc nộp hồ sơ trực tuyến đối với các thủ tục hành chính (TTHC) toàn trình, một phần để số hóa hồ sơ, tái sử dụng tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa X vừa qua. Vấn đề này đã được nhiều đại biểu HĐND tỉnh đặt ra.
Khuyến khích, không bắt buộc
Đại biểu Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Tổ đại biểu TP.Tân Uyên, đặt vấn đề: “Tôi rất đồng tình với tỉnh trong việc triển khai quyết liệt TTHC trực tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người dân ở xa, lớn tuổi, khi đến nộp hồ sơ thì cán bộ, công chức bộ phận “một cửa” từ chối nhận hồ sơ giấy mà bắt buộc người dân phải đăng ký chữ ký số để nộp hồ sơ trực tuyến (HSTT). Đề nghị Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết việc nộp HSTT có phải bắt buộc không và trong trường hợp như vậy thì cần giải quyết như thế nào để thuận lợi cho người dân?”.
Người dân, DN được hướng dẫn nộp TTHC trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh
Trả lời vấn đề này, ông Võ Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, cho biết việc này không bắt buộc. Theo quy định, người dân có thể lựa chọn nộp HSTT hoặc nộp hồ sơ giấy.
Tuy nhiên, Bình Dương đang khuyến khích người dân nộp HSTT vì nhiều lợi ích để hạn chế thời gian đi lại. Việc nộp HSTT diễn ra mọi lúc, mọi nơi, kết quả giải quyết được số hóa và có thể tái sử dụng.
Hiện nay, các bộ phận “một cửa” đều có đội ngũ hỗ trợ người dân nộp HSTT hướng dẫn sử dụng cổng dịch vụ công (DVC); tạo tài khoản và ký chữ ký số miễn phí; hỗ trợ chuyển đổi đăng nhập bằng tài khoản VNeID. Do đó, người dân nên cân nhắc nộp HSTT để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn.
Theo ghi nhận chung, đến nay, Bình Dương cũng đã triển khai đội hình, tình nguyện viên (TNV) hỗ trợ người dân ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đội ngũ TNV thực hiện hướng dẫn DVC trực tuyến cho cá nhân, tổ chức khi đến thực hiện TTHC tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC cấp xã. Đối với những khó khăn của người dân, nhất là người già, các TNV tận tình hỗ trợ và giúp đỡ để người dân làm được TTHC.
Tăng cường tuyên truyền về chứng thực điện tử
Đại biểu Trần Thị Hồng Hạnh, Tổ đại biểu TP.Bến Cát, cho rằng vẫn còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị, DN yêu cầu người dân, người lao động cung cấp các hợp đồng công chứng, văn bản chứng thực không đúng quy định khi thực hiện TTHC hoặc hồ sơ đi xin việc làm. Kết quả sao y điện tử chưa được nhiều nơi như DN, ngân hàng, bảo hiểm... chấp nhận. Đề nghị UBND tỉnh cho biết giải pháp nhằm tuyên truyền, kiểm tra, giám sát vấn đề này?.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, Cổng DVC tỉnh Bình Dương, Cổng DVC quốc gia, sử dụng bản sao chứng thực điện tử từ bản chính theo Điều 11 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử… |
Ông Võ Anh Tuấn cho biết qua quá trình thực hiện, việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính có nhiều chuyển biến, kết quả tích cực, nhận thức của cán bộ, công chức, DN, người dân trên địa bàn tỉnh về chứng thực điện tử ngày càng được nâng lên. Cụ thể, năm 2022, UBND cấp huyện, xã đã chứng thực điện tử 27.328 hồ sơ, năm 2023 đã chứng thực điện tử 167.380 hồ sơ, tăng 612,4% so với năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm 2024, chứng thực điện tử 161.039 hồ sơ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Ông Võ Anh Tuấn chia sẻ, trong quá trình thực hiện, công tác chứng thực bản sao điện tử còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, như: Đây là nội dung khá mới nên về tâm lý một số người còn chưa thật sự an tâm sử dụng; nhiều cơ quan, tổ chức, DN chưa sử dụng bản sao chứng thực điện tử vào giải quyết TTHC; một bộ phận người dân chưa tiếp cận và sử dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin; bất cập về kỹ thuật; thể chế chưa thật đồng bộ, một số lĩnh vực, văn bản pháp luật hiện hành còn quy định việc tiếp nhận, lưu trữ giấy tờ, hồ sơ bằng bản giấy khi giải quyết công việc, TTHC…
Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, Cổng DVC tỉnh Bình Dương, Cổng DVC quốc gia, sử dụng bản sao chứng thực điện tử từ bản chính theo Điều 11 Nghị định số 45/2020/ NĐ-CP về quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức về quy trình chứng thực điện tử giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, tiện ích của dịch vụ này và việc sử dụng kết quả chứng thực điện tử; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định về thể chế, bảo đảm tính đồng bộ về pháp lý.
Ứng dụng CNTT vào giải quyết TTHC đang được cả hệ thống chính trị trong tỉnh nỗ lực thực hiện ở tất cả các lĩnh vực, UBND tỉnh rất cần sự đồng lòng, chung tay của cả DN, người dân cùng với chính quyền để tỉnh sớm tiến tới chính quyền số, phục vụ tốt cho người dân như kỳ vọng”, ông Võ Anh Tuấn mong muốn.
HỒ VĂN - KHẮC TUẤN
(责任编辑:La liga)
Soi kèo phạt góc Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01
Ủy Ban MTTQ Việt Nam TX.Tân Uyên: Hướng các hoạt động về cơ sở
Đầu năm 2016: Cung ứng 70% thủ tục hành chính ở mức độ 3
Phường Phú Tân, Tp.Thủ Dầu Một: Nhân rộng các điển hình, mô hình làm theo Bác
Hồng Kim Hạnh hát ca khúc tự viết về ‘tình yêu sét đánh’ trong đời
Chi bộ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy số 1: Vì nhân dân phục vụ
Lê Văn Dương: Kỹ sư xây dựng làm… nông nghiệp công nghệ cao
Tỉnh đoàn: Tập huấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và diễn đàn thanh niên khởi nghiệp
Tân Hoàng Minh với ‘trò phù thủy’ huy động hơn 13.000 tỷ đồng
Thành ủy, UBND TP.Thủ Dầu Một: Trao quyết định điều động, bổ nhiệm; quyết định nghỉ hưu cho cán bộ
NSƯT Chí Trung bức xúc về thông tin 'sức khỏe đang nguy kịch'
Xã Đoàn Minh Thạnh, Dầu Tiếng: Tổ chức hội thi tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh