Dương Bằng sinh ra trong gia đình 3 đời đều làm ruộng ở thị xã Hoài Hóa (Hồ Nam,ốgánhtấncátngàynuôiconđỗĐạihọcThanhHoachàngtraigiờfrontale vs Trung Quốc). Vì đất đai cằn cỗi, nên kinh tế tại đây không phát triển, người dân phải vật lộn bán sức lao động để có tiền trang trải cuộc sống. Gia đình Dương Bằng cũng không ngoại lệ. Khi còn nhỏ, Dương Bằng chưa hiểu hết những khó khăn và gánh nặng của gia đình. Giống bạn bè trang lứa, anh tràn đầy hy vọng tốt đẹp về tương lai. Lớn lên, anh nhận ra hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Sống trong điều kiện khó khăn, Dương Bằng trưởng thành sớm hơn bạn bè. Dù chưa hiểu ý nghĩa cuộc sống, nhưng sự vất vả của bố mẹ luôn in đậm trong ký ức anh. Trình độ học vấn thấp nên bố mẹ anh chỉ làm những việc chân tay nặng nề để đổi lấy khoản thu nhập ít ỏi nuôi gia đình. Ban ngày ông đến công trường vác 200 bao cát, tương đương với 10 tấn (mỗi bao 50kg) với mức thu nhập 60 NDT (204.000 đồng). Ban đêm bố Dương Bằng làm thợ hàn trong nhà máy điện, có lúc phải vác cột sắt nặng cả tạ. Dù gia cảnh khó khăn, nhưng bố mẹ vẫn cố gắng cho Dương Bằng đi học. Bởi họ coi trọng việc học hành của con, đặc biệt bố anh luôn mong con đọc nhiều sách và liên tục học hỏi kiến thức. Để có tiền cho con đi học, ông chấp nhận làm nhiều việc cùng lúc với mức lương 2.000 NDT/tháng (6,8 triệu đồng). Khó khăn nên nhiều gia đình trong làng cho con nghỉ học sớm để đi làm. Nhưng bố anh không nghĩ vậy, họ tin rằng việc học tập chăm chỉ của con trai nhất định thay đổi được vận mệnh. Do đó, dù áp lực bao nhiêu ông chưa từng có ý định cho con nghỉ học. Ý thức được trách nhiệm của bản thân, Dương Bằng luôn nỗ lực, suốt 12 năm học đều giữ vững thành tích đứng đầu trường, lớp. Là tấm gương sáng vượt khó vươn lên trong học tập, nên anh đã nhận được hỗ trợ thêm của nhà trường 450 NDT/tháng (1,5 triệu đồng). Số tiền không nhiều nhưng giải quyết được nhu cầu cấp thiết của Dương Bằng trong quá trình đến với con đường tri thức. Bằng cách này cộng với sự làm việc ngày đêm của bố mẹ và sự giúp đỡ của nhà trường, năm 2014 tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học Dương Bằng đạt 674 điểm. Với số điểm này, anh là người đứng đầu trường cấp 3, huyện và đỗ vào ngành Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Vật lý Đại học Thanh Hoa. Giây phút cầm trên tay giấy trúng tuyển, Dương Bằng bật khóc vì nhớ đến công lao của bố: "Mỗi ngày, bố vác 200 bao cát để có tiền cho tôi đi học. Mọi thành tựu của tôi được đo bằng gánh nặng trên đôi vai bố. Không có bố, tôi sẽ không thành công". Chia sẻ lý do chọn ngành này, Dương Bằng cho hay vì không mất học phí còn nhận được trợ cấp sinh hoạt 500 NDT/tháng (1,7 triệu đồng). Điều này giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp, sinh viên được làm việc tại Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) ít nhất 5 năm. Nhận thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn, không còn khả năng chi trả học phí, nên anh không muốn lãng phí thời gian, mong muốn sớm tốt nghiệp để đi làm. Tại Đại học Thanh Hoa, Dương Bằng vẫn chăm chỉ học và đạt được thành tích tốt. Dù chương trình ngành Kỹ thuật hạt nhân nặng và áp lực, nhưng Dương Bằng vẫn học văn bằng 2 ngành Quản trị kinh doanh. Bởi anh hiểu để có nhiều lựa chọn trong tương lai cần cả tài năng lẫn kiến thức. Trong 6 năm, Dương Bằng hoàn thành chương trình đào tạo của 2 ngành và lấy được bằng tốt nghiệp đại học. Năm 2021, anh muốn nâng cao chuyên môn nên quyết định học thạc sĩ tại Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc. Thời gian này, anh vừa nghiên cứu vừa có dự án riêng nên kiếm được tiền có thể san sẻ bớt gánh nặng cho gia đình. Hiện tại, Dương Bằng đã tốt nghiệp thạc sĩ và làm việc tại Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc. Nói về kỳ vọng tương lai, anh cho biết, mong muốn trở thành kỹ sư hạt nhân giỏi để cống hiến cho đất nước, xã hội và cải thiện điều kiện sống của gia đình. Câu chuyện của Dương Bằng truyền cảm hứng cho nhiều người về việc hoàn thiện ước mơ và vươn lên trong nghịch cảnh. Ngày này, khi anh đang bước đi trên con đường riêng, đó không chỉ là sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, còn là kết quả làm việc chăm chỉ 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời' của bố mẹ.