Tranh cãi về dự án 9 năm vẫn... chưa xong_keo 88
Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị làm rõ thông tin này để minh bạch,ãivềdựánnămvẫnchưkeo 88 công bằng và để “cơ quan báo chí và dư luận không hiểu nhầm”.
TP.HCM đang triển khai làm nhà ở xã hội 300 triệu. Trong ảnh: Một dự án nhà ở xã hội tại quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: Hoàng Giang. |
Tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) và chính quyền TP.HCM ngày 4/8, một DN đã phản ánh có dự án chín năm với cả trăm văn bản mà vẫn chưa xong.
Lập tức lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị làm rõ thông tin này để minh bạch, công bằng và để “cơ quan báo chí và dư luận không hiểu nhầm”.
Doanh nghiệp: Chín năm vẫn chưa xong
Đại diện Công ty Cổ phần Thảo Điền cho hay công ty là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Bắc Rạch Chiếc tại quận 9. “Sau chín năm với cả trăm văn bản chúng tôi mới được TP chấp thuận đầu tư. Đến khi DN làm thủ tục giao đất thì TP yêu cầu thanh tra lại Công ty Địa ốc 10 - chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính của dự án Bắc Rạch Chiếc - rồi mới giải quyết”, vị đại diện Thảo Điền phản ánh.
Tương tự, đại diện Công ty Him Lam cho hay cũng là một nhà đầu tư thứ cấp tại dự án Bắc Rạch Chiếc như Công ty Cổ phần Thảo Điền với 3 ha đất nhưng thời gian còn lâu hơn. Bởi từ năm 2002, công ty đã bồi thường, giải tỏa xong và đến nay đã hoàn tất hạ tầng nhưng vẫn không được giao đất.
“Công ty Địa ốc 10 được Thủ tướng Chính phủ giao đất và sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính thì bàn giao cho TP để giao đất cho các nhà đầu tư thứ cấp. Song Công ty Địa ốc 10 không làm được hạ tầng nên dự án kéo dài làm ảnh hưởng đến các dự án của những nhà đầu tư thứ cấp. Nguyên nhân chính là do chủ đầu tư chính không có
Cơ quan chức năng: Phải nói cho rõ
Trước những bức xúc trên, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn đề nghị Công ty Cổ phần Thảo Điền cho biết cụ thể chín năm qua DN đã làm những khâu gì, vướng ở đâu. Nếu lỗi thuộc về cơ quan chức năng thì sẽ xem xét trách nhiệm công vụ, còn nếu việc kéo dài thời gian là do dự án có vướng mắc ở khâu khác thì phải thông tin rõ.
“Nếu không nói rõ, báo chí sẽ thông tin dự án nhà ở xã hội làm thủ tục chín năm với cả trăm văn bản mà vẫn chưa xong. Việc đánh đồng thủ tục hành chính và vướng mắc nội tại của dự án sẽ vô tình khiến mọi người có suy nghĩ dự án nhà ở xã hội mà còn khó khăn vậy thì các dự án khác còn bị hành ra sao” - ông Tuấn bày tỏ.
Đáp lại, đại diện chủ đầu tư khẳng định dự án không vướng gì về pháp lý đất đai và tài chính. “Toàn bộ quá trình thực hiện dự án chúng tôi đã gửi cho Sở Xây dựng, do vậy Sở có thể xem xét để đánh giá”, đại diện Công ty Cổ phần Thảo Điền nói.
Giải thích thêm về dự án này, ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng, nói: Do dự án này bị vướng về quy hoạch nên các cơ quan phải họp rất nhiều lần.
Trong khi đó, đại diện Sở TN&MT cho hay dự án Bắc Rạch Chiếc được giao cho Công ty Địa ốc 10 làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính và dự án này có nhiều nhà đầu tư thứ cấp, trong đó có Thảo Điền. Tuy nhiên, do Công ty Địa ốc 10 thực hiện rất chậm nên đang bị thanh tra.
“Với dự án của Công ty Cổ phần Thảo Điền, chúng tôi đã trình TP giao đất nhưng TP chỉ đạo phải thanh tra Công ty Địa ốc 10 trước khi giải quyết. Như vậy DN không phản ánh câu chuyện chín năm chưa xong giấy tờ mà vấn đề là sau khi được chấp thuận đầu tư lại bị ách tiếp”, đại diện Sở TN&MT giải thích.
Xin tiếp nhận góp ý
Liên quan đến thủ tục cấp phép xây dựng tại Sở, Giám đốc Công ty Địa ốc Lê Thành, ông Lê Hữu Nghĩa, nhận xét công ty ông là nơi đầu tiên thực hiện nộp hồ sơ theo quy trình liên thông một cửa “ba trong một” do Sở đang thí điểm thực hiện, tức gộp ba thủ tục thành một và nộp một cửa. Hiện hai bước đã xong, đang chờ nhận giấy phép xây dựng.
“Tôi đánh giá quy trình này rất thuận lợi cho DN, đặc biệt là việc lấy ý kiến các cơ quan liên quan do Sở thực hiện thay vì DN phải ôm đi xin từng nơi rất cực”, ông Nghĩa bày tỏ.
Tuy nhiên, ông Lê Hữu Nghĩa cho rằng Sở Xây dựng cần quản lý chặt chẽ hơn các hợp đồng mua bán tại các dự án để tránh việc tranh chấp sau này. Bởi thực tế có những dự án giấy tờ pháp lý chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn cho bán nhà hình thành trong tương lai như bình thường. Trong khi đó người mua nhà lại không biết hoặc không quan tâm đến vấn đề pháp lý dự án mà cứ “cắm đầu” vào mua dẫn đến rủi ro và có thể xảy ra trong tương lai.
Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực cũng góp ý Sở Xây dựng nên cho DN được xây dựng trước phần móng trong khi chờ giấy phép xây dựng để tiết kiệm được thời gian. Làm được điều này còn thuận lợi hơn cho các DN so với việc gộp ba thủ tục thành một.
Đáp lời, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn nói ông đã suy nghĩ về vấn đề trên. “Tôi tiếp nhận góp ý của anh Đực và sẽ nghiên cứu thêm trước khi đưa vào triển khai”, ông Tuấn cam kết.
Xây nhà giá rẻ 300 triệu đồng Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM ủng hộ và hướng dẫn với nhà ở nhỏ, rẻ chừng 100-300 triệu đồng cho người thu nhập thấp tại TP. “Chính sách này hoàn toàn khả thi và rất nhân văn nên đừng để hạ nhiệt”, ông Đức bày tỏ. Đáp lời, ông Tuấn cho hay việc tạo nhà ở cho người thu nhập thấp là chủ trương từ nhiều năm nay và sắp tới của TP. “Nhà 100 hay 300 triệu đồng hoàn toàn khả thi nhưng vấn đề là nằm ở đâu? Nhà ở phải phù hợp quy hoạch vì căn hộ không chỉ để ở mà còn hạ tầng kỹ thuật, chất lượng sống để đảm bảo cho người sống ở đó. TP đang có những chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp với giá từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng để người thu nhập thấp lựa chọn”, ông Tuấn cho hay. Gỡ ách tắc cho người nước ngoài mua nhà Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho hay việc bán nhà ở cho người nước ngoài đang bị ách tắc do các cơ quan quốc phòng và công an chưa công bố khu vực nào được phép bán hoặc không bán cho người nước ngoài. Hiện nay Sở đã có giải pháp và đang xin ý kiến TP. Theo đó, Sở sẽ gửi danh sách dự án đã và đang thực hiện cho các cơ quan quốc phòng và công an để xác định dự án nào thuộc khu vực an ninh, quốc phòng không bán cho người nước ngoài và dự án nào được bán. Tức là sẽ không công bố khu vực mà xác định theo dự án. |
TheoPháp Luật TP.HCM
TP.HCM sắp có 20.000 căn nhà giá từ 300 triệuTrong giai đoạn 2016 – 2020, UBND TP.HCM sẽ phấn đấu xây dựng khoảng 20.000 căn nhà ở xã hội |